Vì sao các loài cá đáy biển có vẻ ngoài kỳ dị?

Đáy biển là một trong những môi trường sống lớn nhất và khắc nghiệt nhất thế giới, khiến các sinh vật nơi đây đã hình thành những đặc điểm kỳ dị giúp chúng tồn tại.

Đại dương chiếm hơn 70% bề mặt hành tinh. Nhiều loài cá lẩn khuất dưới đáy đại dương trông giống như những sinh vật ngoài hành tinh đáng sợ bước ra từ các bộ phim kinh dị. Chúng có những chiếc răng khổng lồ, thân phát sáng trong bóng tối và mắt lồi.

Vẻ ngoài kỳ quái của cá đáy biển là do môi trường sống khắc nghiệt của chúng. Phần lớn đáy đại dương nằm ở độ sâu từ 200m trở xuống nên có ít ánh sáng, áp suất lớn, ít thức ăn và lạnh hơn hẳn phần còn lại của đại dương (nhiệt độ trung bình khoảng 4°C, gần điểm đóng băng).

Vì thế, các loài sinh vật nơi đây phải có những đặc điểm thích nghi đặc thù để có thể tồn tại. Do ít có cơ hội tìm được thức ăn, cá đáy biển đã dần hình thành những thuộc tính giúp chúng bắt mồi, trong đó có những đặc điểm đáng sợ như hàm răng khổng lồ.

Ví dụ, cá rắn viper Sloane (Chauliodus sloani) có răng nanh to đến nỗi không đóng được miệng. Những chiếc răng nhọn hoắt đó còn trong suốt, nên con mồi không thể thấy vũ khí của loài cá này cho đến khi đã quá muộn. Những loài cá đáy biển khác, như cá chình bồ nông (Eurypharynx pelecanoides), có thể há miệng to, giúp nó bắt và nuốt những loài cá lớn gần bằng thân nó.

Vì sao các loài cá đáy biển có vẻ ngoài kỳ dị?  ảnh 1

Cá rắn viper Sloane có răng to, trong và cơ quan phát sáng dọc bụng. Các đặc điểm này giúp nó có thể sống sót dưới đáy biển. Ảnh: DeAgostini

Một số loài săn mồi dưới đáy biển có thứ vũ khí bí mật giúp thu hút con mồi: phát quang sinh học. Ví dụ,cá cần câu đáy biển, từng xuất hiện trong bộ phim hoạt hình “Đi tìm Nemo” năm 2003, dụ mồi bằng một điểm sáng ở cuối cái cần gắn trên đầu chúng. Điểm sáng này thu hút con mồi một phần vì chúng nghĩ rằng mình chuẩn bị đớp một sinh vật nhỏ phát sáng.

Vì sao các loài cá đáy biển có vẻ ngoài kỳ dị?  ảnh 2

Cá cần câu (thuộc chi Melanocetus) sử dụng phát quang sinh học để thu hút con mồi dưới biển sâu. Ảnh: MBARI

Song, dụ mồi không phải là công dụng duy nhất của phát quang sinh học. Theo một nghiên cứu năm 2017 của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey, Mỹ, đặc điểm này có ở 75% các loài cá đáy biển. Cá rìu biển lớn (Argyropelecus gigas) - một loài cá đáy biển khác - có thể chỉnh độ sáng tùy theo môi trường, và nó dùng đặc điểm này để “tàng hình” trước kẻ thù.

Những loài cá cảnh nước ngọt bản địa tuyệt đẹp của Việt Nam (2)

Cá hải long, cá sư tử, cá tỳ bà bướm đốm... là những loài cá cảnh bản địa Việt Nam khiến bạn bè quốc tế say mê vì vẻ ngoài độc lạ đầy hấp dẫn.

Nhung loai ca canh nuoc ngot ban dia tuyet dep cua Viet Nam (2)
Cá hải long hay cá ngựa nước ngọt (Doryichthys boaja) dài 20-30 cm, sống ở các sông suối miền Nam. Từ thập niên 1990, chúng đã được khai thác ở hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai để làm cá cảnh xuất khẩu, đã nghiên cứu thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo.
Cá heo xanh (Yasuhikotakia modesta) dài 15-18 cm, phân bố ở lưu vực sông Mekong. Chúng được khai thác với số lượng hạn chế do tập tính sống chui rúc ở đáy, khó đánh bắt.
Cá heo xanh (Yasuhikotakia modesta) dài 15-18 cm, phân bố ở lưu vực sông Mekong. Chúng được khai thác với số lượng hạn chế do tập tính sống chui rúc ở đáy, khó đánh bắt.

Video: Cá sấu bò lên bờ cướp cá mập của ngư dân

Chứng kiến ngư dân câu được một chú cá mập, con cá sấu liền lao lên bờ nhằm cướp mồi. Đáng tiếc, những nỗ lực của nó lại không mang đến kết quả như ý.

Khi câu cá trên bãi biển, 4 anh chàng ngư dân đã tóm được một chú cá mập bò khá lớn. Thế nhưng, khi vừa mang con cá lên bờ, các ngư dân này lại gặp phải tình huống vô cùng “trớ trêu”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.