Máy ảnh cực đại “phát hiện” hẻm núi lớn nhất Hệ Mặt trời

Các nhà khoa học tại Đại học Arizona đã sử dụng máy ảnh có độ phân giải cực cao gọi là HiRISE trên tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa để chụp cận cảnh những đặc điểm kỳ lạ nhất của hành tinh đỏ kể từ năm 2006.

May anh cuc dai “phat hien” hem nui lon nhat He Mat troi
 
Valles Marineris, hệ thống núi sâu khổng lồ dài khoảng 4.000 km chạy dọc theo đường xích đạo của sao Hỏa, kéo dài gần một phần chu vi của hành tinh này.
Vết nứt từ trong nền đáy của sao Hỏa dài gần gấp 10 lần hẻm núi Grand Canyon của Trái Đất, và sâu hơn 3 lần. Đây là hẻm núi lớn nhất trong hệ mặt trời. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Arizona, Tucson, Mỹ đây cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất.
Các nhà khoa học tại Đại học Arizona đã sử dụng máy ảnh có độ phân giải cực cao gọi là HiRISE trên tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa để chụp cận cảnh những đặc điểm kỳ lạ nhất của hành tinh đỏ kể từ năm 2006.
Tuy nhiên, dù có ghi được rất nhiều hình ảnh thực sự ngoạn mục về Valles Marineris, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về cách hình thành phức tạp của hẻm núi khổng lồ.
Grand Canyon hay Hẻm núi lớn là một khe núi dốc được tạo ra bởi sông Colorado ở tiểu bang Arizona của Mỹ. Hẻm núi sâu 1.829 mét và dài khoảng 445,8 km.
Không giống như Grand Canyon của Trái đất, Valles Marineris không tạo ra từ những dòng nước chảy xiết hàng tỷ năm. Hành tinh đỏ quá nóng và khô để một con sông lớn tồn tại có thể cắt xuyên qua lớp vỏ. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA có bằng chứng cho thấy nước chảy lâu năm có thể đào sâu một số hẻm núi cách đây hàng trăm triệu năm.
Theo Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, phần lớn hẻm núi có thể đã nứt mở từ hàng tỷ năm trước khi một nhóm siêu núi lửa gần đó gọi là vùng Tharsis lần đầu tiên phun trào trên sao Hỏa.
Khi mắc-ma sủi bọt bên dưới những ngọn núi lửa “quái vật” này, lớp vỏ của hành tinh dễ dàng bị kéo căng ra, xé toạc và cuối cùng sụp đổ thành các rãnh và thung lũng tạo ra Valles Marineris ngày nay.
Bằng chứng cho thấy những vụ lở đất sau đó, các dòng chảy mắc-ma và thậm chí là một số con sông cổ có lẽ đã góp phần vào sự xói mòn của hẻm núi trong những năm sau.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích sâu hơn về những bức ảnh có độ phân giải cao để giúp giải đáp câu hỏi nguồn gốc của hẻm núi lớn nhất hệ mặt trời.

Bất ngờ trước cảnh đẹp của sao Hoả qua những hình ảnh mới nhất

(Kiến Thức) - Loạt ảnh mới về sao Hỏa được chụp bởi một tàu thăm dò của NASA cho thấy những cảnh đẹp ngoạn mục chưa từng thấy trên bề mặt ''hàng xóm bí ẩn'' của Trái Đất.

Bat ngo truoc canh dep cua sao Hoa qua nhung hinh anh moi nhat
Trong bức ảnh mới nhất chụp sao Hỏa được ghi lại bởi tàu thăm dò NASA, đá trầm tích tại vùng Meridiani Planum, gần xích đạo Hành tinh Đỏ xếp tầng như những bậc thang với màu cam và xanh tuyệt đẹp.

Thêm bằng chứng cho thấy Sao Hoả là nơi có sự sống

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, sao Hỏa ấm hơn hiện nay và có thể có đủ nước lỏng để hỗ trợ sự sống. Trên thực tế, các chuyên gia nghĩ rằng, Sao Hỏa là một trong những nơi rất có thể chúng ta sẽ tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài Trái đất.

Một vệ tinh có độ phân giải cao đã chụp được những hình ảnh chi tiết về khuôn mặt vách đá sao Hỏa, cho thấy nó được hình thành bởi những dòng sông cách đây hơn 3,7 tỷ năm. Đó là khoảng thời gian mà cuộc sống bắt đầu trên Trái đất.

Them bang chung cho thay Sao Hoa la noi co su song

Nguồn ảnh: ScienceDaily 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.