Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, thuộc họ ngũ gia bì cùng họ với nhân sâm. Đinh lăng được trồng hái lá làm rau gia vị, củ làm thuốc như vị thuốc bổ tăng lực, ngoài ra còn là vị thuốc giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm.
Theo sách cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ ở ta có tới 7 loại đinh lăng như: đinh lăng hương, đinh lăng bụi, đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ, đinh lăng dĩa, đinh lăng rang, hay trồng và sử dụng tốt nhất là loại đinh lăng hương lá nhỏ và đinh lăng bụi lá xẻ lông chim, lá nhọn có mùi thơm và vị hơi đắng thường dùng làm rau gia vị ăn với thịt lợn, làm gỏi, làm nem và ăn sống chung với nhiều loại rau khác.
Rượu đinh lăng có tác dụng cải thiện sinh lý nam. Ảnh minh họa |
Rễ củ thái lát phơi khô tẩm nước gừng sao vàng mỗi lần 20-30g sắc uống hoặc phối hợp với vị thuốc khác, nấu cao, ngâm rượu uống, hoặc tán bột, củ phối hợp với xương thịt hầm nấu canh ăn đều tốt.
Theo dược tính hiện đại củ đinh lăng có 0,3% glycozit, alcaloid, saponin, 13 loại acid amin và vitamin B1, trong thân và lá cũng có chất quý tương tự nhưng ít hơn.
Theo YHCT đinh lăng có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Rễ tác dụng bổ huyết, thông huyết, lợi sữa. Thường chữa suy nhược, tiêu hóa kém, ho ra máu, nhức mỏi tay chân, phụ nữ sau sinh ít sữa, lợi tiểu giải độc. Lá đinh lăng chữa cảm sốt đau đầu, dị ứng mẫn ngứa.
Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Nhiều người còn cho rằng đinh lăng bổ được gọi là "nhân sâm nhà nghèo" dùng đưới dạng đào lấy củ loại lâu năm càng tốt, phơi khô ngâm rượu, sắc uống, hoặc phới hợp vị thuốc bổ khác uống cũng tốt.
Công dụng rượu ngâm đinh lăng
Ngày nay, củ đinh lăng còn được biết đến như một loại biệt dược tự nhiên dành riêng cho viêc cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức mạnh đàn ông.
Do đó, củ đinh lăng thường được các quý ông dùng để ngâm rượu uống hoặc kết hợp với một số vị thuốc Đông Y trong các thang thuốc bổ thận tráng dương.
Cây đinh lăng lá nếp hay đinh lăng lá nhỏ là một dược liệu quý có thể dùng được cả lá, thân và củ. Tuy nhiên, để ngâm rượu bạn chỉ nên sử dụng phần củ đinh lăng và củ càng lâu năm càng tốt.
Bởi phần củ đinh lăng có chứa một lượng lớn saponin tự nhiên mang đến tác dụng toàn diện cho sức khỏe con người. Củ đinh lăng càng nhiều năm tuổi thì lượng saponin này được tích tụ lại càng nhiều (thậm chí còn nhiều hơn cả nhân sâm).
Lương y Nguyễn Minh Phúc lưu ý, dù là ngâm đinh lăng tươi hay đinh lăng khô thì bạn cũng phải chắc chắn rằng loại đinh lăng mình chọn phải là đinh lăng lá nhỏ.
Đồng thời khi ngâm rượu đinh lăng có thể chọn ngâm rượu với Đinh lăng khô hoặc đinh lăng tươi. Rượu Đđinh lăng khô sẽ có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều so với đinh lăng tươi.
Cách ngâm rượu Đinh lăng:
Làm sạch củ đinh lăng như với ngâm rượu đinh lăng tươi, để ráo nước hoặc lau khô.
Dùng dao sắc tháo lát cả rễ và củ đinh lăng, đem phơi khô từ 6 đến 7 nắng (phơi đinh lăng vào mùa hè sẽ nhanh khô và sạch hơn rất nhiều).
Đem đinh lăng đã phơi khô đi sao vàng ở chảo nóng với nhiệt độ nhỏ trong khoảng 5 - 7 phút rồi đổ ra để nguội. Làm thế này sẽ khiến rượu đinh lăng sau khi ngâm có mùi thơm đặc trung rõ rệt hơn.
Tiến hành ngâm đinh lăng đã sao vàng với rượu nếp 40 - 42 độ đã được chuẩn bị sẵn với tỉ lệ 1: 10 trong vòng tối thiểu 3 tháng.
Với đinh lăng khô bạn cần ngâm với tỉ lệ 1:10 bởi 1kg đinh lăng khô tương đương với khoảng 4kg đinh lăng tươi và hàm lượng saponin trong đinh lăng khô cũng nhiều hơn khi củ còn tươi.
Lưu ý: Dù ngâm đinh lăng khô hay tươi thì cũng cần chú ý bảo quản bình rượu của mình ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng để rượu không bị bay hơi, mất mùi.