Uống nước tía tô thêm 3 thứ này: Da đẹp, giảm cân, tốt cho xương khớp

Vào mùa hè, bạn có thể uống nước lá tía tô nấu cùng những nguyên liệu này để thanh nhiệt, giải độc cơ thể đồng thời phòng ngừa bệnh tật.

tía tô ngoài dùng làm gia vị cho các món ăn còn được đem nấu thành nước uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Lá tía tô có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất quan trọng như canxi, sắt, phốt pho, vitamin C...
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), tía tô có vị cay, tính ấm, có tá dụng kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và tinh chất chiết xuất từ lá tía tô còn có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Chiết xuất lá tía tô có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, biếng ăn và ngăn ngừa khối u.
Uong nuoc tia to them 3 thu nay: Da dep, giam can, tot cho xuong khop
Cách làm nước lá tía tô
Ngoài việc dùng nước lá tía tô sắc lấy nước uống, bạn có thể kết hợp loại lá này cùng với 3 nguyên liệu khác là chanh, sả, gừng để gia tăng lợi ích cho sức khỏe.
Nước tía tô + chanh + sả + gừng có tá dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, ngăn ngừa các tế bào K phát triển.
Để làm nước tía tô tía tô + chanh + sả + gừng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 15 ngọn tía tô đỏ còn tươi, 3 củ sả tươi, 7 gram gừng. Các nguyên liệu đem rửa sạch và bỏ vào nồi. Đổ ngập nước và đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để nước nguội rồi lọc bỏ bã. Rót nước ra cốc, thêm vài lát chanh thái mỏng, khuấy đều và thưởng thức. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút mật ong.
Lợi ích của nước lá tía tô + chanh + sả + gừng đối với sức khỏe
Ngăn ngừa tế bào K
Tía tô, chanh, sả, gừng đều chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa. Vì vậy, thức uống này có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm khả năng mắc các loại bệnh K.
Làm sáng da
Các nguyên liệu trong đồ uống này có lượng calo thấp, giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc hỗ trợ tăng sinh collagen trong da.
Uống trà tía tô còn thúc đẩy quá trình hô hấp, trao đổi chất của da, làm da khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Trong lá tía tô còn có vitamin E giúp duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, làm da mịn màng, căng bóng.
Giảm cân
Tinh dầu lá tía tô có chứa alpha linolenat - một loại omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp giảm cân.
Trong khi đó, một báo cáo được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2013 cho tháy polyphenol trong sả có thể tăng việc sử dụng năng lượng, tăng cường quá trình oxy hóa axit béo trong cơ thể.
Nhờ đó, việc sử dụng nước lá tía tô, chanh, sả, gừng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, đốt cháy nhiều calo hơn.
Có lợi cho xương khớp
Lá tia tô các tính kháng khuẩn, kháng nấm cao, tác dụng giảm đau xương khớp, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc đang mắc các bệnh xương khớp khác có thể dùng nước lá tía tô để hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu.
Tốt cho dạ dày
Trong sả có chứa citral giúp bảo vệ dạ dày và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Trong khi đó, lá tía tô có flavonoid giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa.
Thải độc
Trà tía tô, chanh, sả, gừng còn một công dụng khác là thải độ cho cơ thể. Nó cũng cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp lạch sạch cơ thể từ bên trong, giảm tích nước trong cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô
Lá tía tô dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì nó có thể gây chướng bụng, đầy hơi và sinh ra các tác dụng phụ khác.
Phụ nữ mang thai, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại đồ uống này.

Loạt công dụng của lá tía tô trong làm đẹp và sức khỏe

 Tía tô là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng làm đẹp và chữa bệnh.

Giảm cân, làm đẹp da

Uống nước lá tía tô mỗi ngày bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin - nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da. Nguồn khoáng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.

Uống nước lá tía tô là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.

Giảm tình trạng đau dạ dày

Trong thành phần dinh dưỡng của lá tía tô có tác dụng làm giảm đi sự khó chịu của dạ dày và ở ruột. Lá tía tô có thể giúp cải thiện được tình trạng đầy hơi, bụng sôi và đầy bụng rất hiệu quả.

Loat cong dung cua la tia to trong lam dep va suc khoe
Nước lá tía tô chứa chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất - Ảnh: Internet 

Tăng cường sức đề kháng

Khi bạn thường xuyên sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể giúp ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim như bệnh mạch vành. Ngoài ra, trong thành phần lá tía tô còn giúp cho bạn giảm cảm, tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả.

Lá tía tô chống viêm

Khi bạn thường xuyên dùng lá tía tô sẽ giúp cho việc chống lại tình trạng viêm và dị ứng vô cùng hiệu quả. Trong thành phần dinh dưỡng của lá tía tô có chứa chất giúp ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da gây dị ứng cho bạn.

Giải cảm bằng lá tía tô

Lá tía tô được biết đến với công dụng đầu tiên và phổ biến nhất là giải cảm. Thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu dẫn đến cảm mạo là điều khó tránh khỏi. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo lá tía tô để ăn sẽ rất nhanh hết bệnh.

- Xông: Chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

- Nấu cháo: Cần chuẩn bị thịt nạc xay lá tía tô và gạo, với cách này thì bạn nấu cháo thịt xay như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.

Thư giãn tinh thần

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp cho thấy hoạt động chống trầm cảm giống, có tác dụng lên nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng.

'Đánh bay' mẩn ngứa, mề đay

Một trong những công dụng của lá tía tô với da cực kỳ hiệu quả. Chính là chữa chứng mề đay, mẩn ngứa. Khi bạn tiếp xúc với côn trùng, nước, không khí. Hay dị ứng với thức ăn, cơ thể sẽ nổi những vết đỏ. Điều đó khiến bạn có cảm giác ngứa rất khó chịu.

Đây là tác dụng tuyệt vời của loại cây này mà không thể phủ nhận được. Không những trị khỏi bệnh gout. Mà việc dùng lá này cho mỗi bữa ăn giúp đề phòng bệnh tái phát. Bạn nên ăn ngay lá tía tô mỗi khi xuất hiện cơn đau, bị sưng. Đồng thời uống nước từ lá này mỗi ngày. Khiến cơn đau giảm nhanh chóng.

Cách trị nám và tàn nhang chỉ với một bó lá tía tô

Hãy cùng đi tìm lý do vì sao các chị em đang rần rần với phương pháp dùng lá tía tô và trị nám da và các cách dùng lá tía tô trị nám và tàn nhang nhé.

Những công dụng tuyệt vời của lá tía tô trong việc làm đẹp

Lá tía tô không chỉ là 1 loại rau gia vị mà nó còn là 1 thần dược trong công cuộc làm đẹp của các chị em phụ nữ. Nó có chứa một số thành phần bao gồm vitamin A, C và một số khoáng chất như canxi, sắt và photphos, kẽm, canxi và một số tinh dầu khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.