Uống bao nhiêu nước mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận?

Uống đủ lượng nước cần thiết có thể hỗ trợ cơ thể bạn ngăn ngừa bệnh sỏi thận tương đối hiệu quả.

Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sỏi thận là do uống không đủ nước.
Nước giúp hòa tan các khoáng chất trong thận và bài tiết chúng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Khi bạn không uống đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc, tạo điều kiện cho các khoáng chất kết tinh lại và hình thành sỏi. Vậy nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận?
Uong bao nhieu nuoc moi ngay de ngan ngua soi than?
Uống đủ nước giúp ngăn ngừa sỏi thận. Ảnh: Top Doctors
Theo bác sĩ Anup Ramani đến từ bệnh viện Bệnh viện Saifee (Ấn Độ), người bình thường nên uống từ 6 đến 8 ly (khoảng 2 lít) nước mỗi ngày là hoàn hảo. Trong trường hợp đang bị sỏi thận hoặc đã từng mắc bệnh này trước đây thì bạn nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.
Tuy nhiên, lượng nước chính xác mà một người cần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe cũng như khí hậu nơi bạn sinh sống. Vì vậy, cách để biết bạn có đủ nước hay không là theo dõi lượng nước tiểu của bạn.
Nếu lượng nước tiểu của bạn thấp, chẳng hạn như chỉ đi vệ sinh từ 1-2 lần một ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần uống nhiều nước hơn. Thông thường, cơ thể sẽ cần đi tiểu ít nhất 4 – 5 lần mỗi ngày.
Việc đi tiểu quá thường xuyên cũng không phải là điều tốt. Đó lại có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt .
Đôi khi, ngay cả việc uống nước ép trái cây, nước ép rau củ hoặc nước chanh cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự cho bạn trong việc ngăn ngừa sỏi thận. Các loại trà thảo dược không chứa caffein chẳng hạn như trà xanh, trà hoa cúc, trà bạc hà hoặc trà gừng cũng có thể cấp nước cho cơ thể mà không gây thêm căng thẳng cho thận.
Uong bao nhieu nuoc moi ngay de ngan ngua soi than?-Hinh-2
Nhiều loại nước ép trái cây và rau củ tốt cho thận. Ảnh: Juicernet
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là phương pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng sỏi thận hiệu quả và dễ nhất nhưng một số loại thức uống phổ biến cũng có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận mới.
Một số loại nước bạn nên tránh để giảm nguy cơ mắc sỏi thận như nước ngọt có ga, rượu bia và nước uống thể thao. Nhiều hợp chất có trong thức uống này có thể dẫn đến hình thành sỏi thận nếu bạn sử dụng quá nhiều và thường xuyên. Một nghiên cứu cũng cho thấy uống một nước ngọt có ga mỗi ngày làm tăng nguy cơ sỏi thận lên 23% .
Uống đủ nước là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa sỏi thận tương đối hiệu quả. Hãy biến việc uống đủ nước thành thói quen hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
Ngoài việc uống nhiều nước, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp khác để ngăn ngừa sỏi thận bao gồm ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ; giảm lượng muối trong chế độ ăn uống; hạn chế ăn các thực phẩm giàu oxalat (như rau bina, sô cô la và các loại hạt), tập thể dục thường xuyên.

Loại rau có mùi thơm sảng khoái, giúp giải độc, chữa ung thư

Thực tế, loại rau có thể giúp cầm máu, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ trị bệnh ung thư, chữa sỏi thận, chống sưng viêm,... rất tốt. Đặc biệt, trồng rau ngổ cực kỳ dễ.

Rau ngổ khi được nhắc đến, chắc hẳn có khá nhiều người nghĩ rằng đây là một trong những loại rau thường được dùng làm gia vị trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, nó còn mang hàm lượng giá trị rất lớn tốt cho sức khỏe con người.

Vài nét về loại rau ngổ quen thuộc

Loại rau tưởng bỏ đi nhưng lại là thần dược

Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh.

Công dụng rau ngổ

Rau ngổ còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước. Tên khoa học Enydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn, phân cành nhiều, có mắt. Lá mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài 5cm, rộng 6-10mm…

Loại cây này mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở nước ta. Còn thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.

Trong rau ngổ có 93% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% xenlulosa, 0,8% tro. Ngoài ra, còn 0,72mg% carotene, 0,29mg% vitamin B, 2,11mg% vitamin C, một ít tinh dầu mùi thơm.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1 lít nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị sỏi thận: Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài. Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt. Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày). Hoặc dùng 50 - 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày.

Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Trị ho, sổ mũi: 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

Loai rau tuong bo di nhung lai la than duoc

Rau ngổ ăn lượng vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Những lưu ý khi dùng rau ngổ

Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai.

Khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống, cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.