Ung thư và cả 'đống bệnh' rước vào người khi ăn nhiều thịt

Chế độ ăn uống nhiều thịt sẽ làm gia tăng các nguy cơ về Cholesterol, mỡ máu, bắt thận của bạn phải làm việc nhiều hơn, vất vả hơn từ đó.

Bệnh tiểu đường
Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường týp II.
Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng bị cao.
Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.
Gây béo phì
Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Theo ý kiến của giới chuyên môn cách tốt nhất để bạn ăn thịt mà không sợ tăng cân là không ăn thịt mỡ, chỉ nên ăn mình thịt nạc vì trong thịt nạc có chứa nhiều chất sắt, protein, vitamin B nhưng lại ít chất béo.
Bệnh tim mạch
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Harvard khẳng định rằng: Huyết áp trung bình ở người ăn chay ổn định hơn nhiều so với những người ăn mặn. Tại Mỹ, bệnh tim mạch là căn bệnh giết người hàng đầu. Một nửa số người chết là do bệnh tim hay có liên quan đến bệnh về mạch máu. Càng ngày càng có nhiều thầy thuốc ở Mỹ đưa ra chế độ ăn hạn chế thịt cho các bệnh nhân tim mạch hoặc thuyết phục người bệnh thôi hẳn việc ăn thịt.
Sự bài tiết kém
Hệ thống tiêu hóa được tạo ra không phải cho một chế độ ăn thịt, nên ăn nhiều thịt khiến tiêu hóa kém là một hệ quả hết sức tự nhiên. Thức ăn chứa nhiều thịt sẽ mất rất nhiều thời gian để chuyển động trong ruột trước khi được thải ra. Lượng thức ăn này sẽ bị lên men, phân hủy và tạo thành chất độc trước khi bị tống ra khỏi cơ thể.
Ngày nay, các công trình nghiên cứu đã xác nhận rằng: Chỉ khi thực hiện một chế độ ăn có nhiều xơ từ rau củ thì sự bài tiết mới đem lại lợi ích cho sức khỏe. Đây là cách phòng ngừa quan trọng chống các bệnh viêm ruột thừa, bệnh tim mạch và các bệnh béo phì, trì trệ.
Ung thu va ca 'dong benh' ruoc vao nguoi khi an nhieu thit
 
Rối loạn mỡ máu
Có hai loại cholesterol: HDL (cholesterol “tốt”) và LDL (cholesterol “xấu”). Mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ vì nó tích tụ bên trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác. Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu, và thực phẩm chế biến từ động vật, bao gồm thịt, bơ và pho mát, chứa nhiều chất béo bão hòa. Thực vật chứa ít chất béo bão hòa, không có cholesterol, và còn giàu chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol.
Nhìn chung, không nên ăn quá ba bữa thịt một tuần, nên xen kẽ với các loại cá béo, đậu phụ, các loại đậu hạt, mè… để đa dạng bữa ăn và tốt cho sức khỏe.
Gây bệnh thận, gout và bệnh viêm khớp
Chất thải chủ yếu của người là ure và acid uric. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, thận của những người ăn thịt phải làm việc nhiều hơn gấp 3 lần so với thận của người ăn chay vì nó phải bài tiết những độc tố nitơ phức hợp. Khi thận bị làm việc quá tải và mệt mỏi vì chế độ ăn nhiều thịt gây ra, các acid uric không bài tiết hết sẽ lắng đọng trong khắp cơ thể. Những thứ đó được các cơ bắp hút như miếng bọt biển hút nước.
Sau đó nó có thể đông cứng lại ở dạng tinh thể, khi xuất hiện ở khớp thì gây ra bệnh khớp, bệnh gout, bệnh viêm khớp. Khi các acid uric tập trung tại các dây thần kinh thì bệnh viêm dây thần kinh và đau dây thần kinh hông xuất hiện.
Bệnh ung thư
Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường.
Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Như vậy, một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.
Ung thu va ca 'dong benh' ruoc vao nguoi khi an nhieu thit-Hinh-2
 
Ăn thịt vừa đủ để tốt cho sức khỏe
Để đảm bảo dinh dưỡng mà không gây nguy hiểm, theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, một người thường xuyên ăn trên 160g thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư đường ruột cao hơn 33% so với một người chỉ ăn dưới 20g thịt đỏ mỗi ngày.
Vì sắt và các chất bảo quản có trong thịt tươi hay đã qua chế biến làm tăng thành phần nitro, các mầm mống gây ung thư trong hệ thống tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên ở một người bình thường không nên ăn quá 300 - 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê...) mỗi tuần.
Thay vì ăn thịt đỏ, hãy ăn nhiều cá và thịt gia cầm. Lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100 - 150g).
Cách chế biến cũng rất quan trọng, tránh nước sốt quá béo cũng như món thịt nướng bằng than hay bằng lò nướng. Tốt hơn hết là luộc thịt, hầm thịt.

Những dấu hiệu sớm phát hiện 5 bệnh ung thư nhiều người Việt mắc nhất

5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.

Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat
Ảnh minh họa: Internet 
Hầu hết người bệnh được phát hiện mắc ung thư nói chung đã vào giai đoạn muộn của bệnh, nên thời gian sống sót thường ngắn. Nếu được phát hiện sớm dấu hiệu ung thư sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Ung thư vú: Ở Việt Nam, ung thư vú đứng hàng đầu các căn bệnh gây ung thư ở phụ nữ. Bệnh xuất hiện nhiều nhất từ 45-55 tuổi và đang ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc căn bệnh này.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Bạn có mẹ và chị em ruột bị ung thư vú; Bạn có bệnh mạn tính hay một số bất thường tại vú; Bạn bị béo phì hoặc hay ăn đồ ăn béo; Bạn không có con, không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc có con đầu lòng muộn sau 30 tuổi.
Phát hiện sớm ung thư vú: Tự khám vú của mình hàng tháng sau kỳ kinh, đứng trước gương, bạn quan sát hình dáng kích thước màu sắc, sau đó thứ tự sờ nắn từng bên, so sánh và tự chiêm nghiệm. Dùng tay phải khám vú trái, nách trái và ngược lại. Sờ trực tiếp vú bằng 4 ngón tay, lần lượt trên dưới trong ngoài. Bạn có thấy cục gì không? Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch màu, vàng lạ chảy không. Nếu thấy bất thường, đừng nghĩ vội là bị ung thư, hãy tới bác sĩ chuyên khoa hỏi ý kiến. Các bác sĩ sẽ khám, chụp vú và làm một số xét nghiệm cần thiết. Bị ung thư vú giai đoạn sớm, điều trị sớm giữ được vú mà vẫn bảo toàn cuộc sống lâu dài.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-2
 
Ung thư cổ tử cung: Hiệu quả điều trị 100% khi còn giai đoạn sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Hoạt động tình dục sớm, giao hợp trước 20 tuổi. Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Vệ sinh phụ nữ kém. Đẻ nhiều. Nhiễm virut Herpes, Papilome.
Phát hiện sớm: Lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung và nhuộm tiêu bản để phát hiện mức độ thoái hóa tế bào. Biện pháp này là hữu hiệu nhất. Chỉ 5 phút bạn không phải khó chịu, hay đau đớn gì. Nếu có gì nghi ngờ bác sĩ sẽ khuyên bạn cách xét nghiệm tiếp và có biện pháp điều trị. Nên quệt cổ tử cung hàng năm sau 40 tuổi, vào ngày 12-14 sau hành kinh.
Ung thư đại tràng: Có thể phát hiện sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang. Có polip (bướu thịt lành) trong ruột. Có bệnh viêm đại tràng mãn lâu ngày. Có thói quen ăn ít xơ, nhiều mỡ đạm. Tuổi trên 45.
Phát hiện sớm: Cần tìm hồng cầu trong phân khi bạn trên 45 tuổi, mỗi năm 1 lần nếu có đau bụng, ỉa nhày mũi, táo lỏng thất thường, phải đến khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu nghi ngại sẽ soi trực tràng, hay soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-3
 
 Ung thư dạ dày: Nước ta nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao, hiệu quả phẫu thuật không cao nếu phát hiện muộn. Nhật Bản là nước đầu tiên nghĩ ra công nghệ phát hiện sớm và đã thành công với kết quả sống quá 5 năm tới trên 70%.

Vợ chồng trẻ ung thư gan vì 5 thói quen ai cũng mắc

Ung thư chính là căn bệnh gây đau đớn, điều trị khó khăn, chi phí lớn, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài di truyền, một số thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt theo thời gian có thể gây ung thư. 

Vo chong tre ung thu gan vi 5 thoi quen ai cung mac
Hai vợ chồng Tiểu Tĩnh và Tiểu Vũ đều là những 8x thế hệ cuối. Năm nay mới hơn 30 tuổi, ở độ tuổi đẹp nhất, họ vừa thành công trong sự nghiệp và có một cậu con trai kháu khỉnh, nhưng cả hai lại liên tiếp bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan trong vòng một năm.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.