Ứng dụng Bluezone có theo dõi vị trí người dùng không?

Với khả năng giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19, nhiều người đặt câu hỏi về việc ứng dụng Bluezone liệu có theo dõi người dùng?

Không ai biết vị trí chính xác của người dùng Bluezone

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo và truy vết người nghi nhiễm Covid-19 do Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) phát triển. Ứng dụng này được sự bảo hộ trực tiếp bởi Bộ Thông tin & Truyền thông. 

Những người đang băn khoăn với câu hỏi trên có thể yên tâm bởi Bluezone không biết chính xác người dùng đang ở đâu. Ứng dụng Bluezone không thu thập dữ liệu vị trí của người dùng. 

Khi cài đặt Bluezone trên Android và kích hoạt Bluetooth, ứng dụng sẽ tự động xin cấp quyền truy cập vị trí. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ứng dụng Bluezone sẽ sử dụng đến quyền này. Việc xin cấp quyền là do chính sách của Google khi sử dụng Bluetooth năng lượng thấp (BLE). 

Ung dung Bluezone co theo doi vi tri nguoi dung khong?

Không sở dụng GPS, Bluezone dùng sóng Bluetooth để xác định các tiếp xúc gần trong phạm vi 2 mét. Ảnh: Trọng Đạt

Sở dĩ Bluezone không sử dụng quyền truy cập vị trí bởi về bản chất, ứng dụng này được tạo ra với mục đích ghi nhận các tiếp xúc tầm gần. Điều này được thực hiện thông qua kết nối Bluetooth giữa thiết bị của những người sử dụng ở gần nhau. 

Việc sử dụng GPS sẽ không giải quyết được bài toán tối quan trọng là xác định việc tiếp xúc gần để tìm ra người có khả năng lây nhiễm. Điều này dễ nhẫn thấy nhất trong trường hợp mọi người có cùng một tọa độ nhưng lại ở các tầng khác nhau trong cùng một tòa nhà

Bên cạnh đó, nếu sử dụng công nghệ định vị vệ tinh GPS, ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu về vị trí, quyền riêng tư của người dùng vì vậy cũng sẽ bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà công nghệ Bluetooth được lựa chọn sử dụng nhằm truy vết người nghi nhiễm Covid-19. 

Khi người dùng Bluezone đứng cách nhau với thời gian đủ lâu trong phạm vi 2 mét, ứng dụng Bluezone trên thiết bị của cả 2 sẽ tự động ghi lại mã ID của nhau. Đây là cách để xác định một người đã từng tiếp xúc với ai. 

Với việc sử dụng công nghệ xác định tiếp xúc bằng Bluetooth, ứng dụng Bluezone sẽ chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu. Vị trí gặp nhau ở đâu ứng dụng hoàn toàn không biết. 

Người sử dụng Bluezone cũng sẽ không biết rõ danh tính của người từng tiếp xúc bởi việc ghi nhận này được thực hiện dưới dạng mã ID. Mã ID này do hệ thống tự sinh ra. Người dùng hoàn toàn ẩn danh. Để đảm bảo tính riêng tư, mã định danh này thậm chí sẽ thay đổi cứ sau mỗi 15 phút. 

Vì sao Bluezone đòi cấp quyền truy cập ảnh, phương tiện, tệp?

Trả lời câu hỏi này, ông Đào Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, Bluezone chỉ sử dụng quyền truy cập tệp để ghi lại lịch sử tiếp xúc của người dùng với nhau. Thông tin này sau đó sẽ được lưu trên thiết bị. 

Ung dung Bluezone co theo doi vi tri nguoi dung khong?-Hinh-2

Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Bluezone. Đây là ứng dụng được sự bảo hộ của Bộ TT&TT. Bluezone không ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người dùng. Ảnh: Trọng Đạt

Trong trường hợp có một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, cơ quan y tế sẽ hỏi họ có sử dụng ứng dụng Bluezone không. Nếu câu trả lời là có, mã ID ứng dụng Bluezone trên thiết bị của người này sẽ được đưa lên hệ thống. 

Hệ thống sau đó sẽ gửi mã ID này tới thiết bị của tất cả những người sử dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ so sánh mã ID này với lịch sử tiếp xúc trên thiết bị để đưa ra cảnh báo nếu trùng khớp. Do ứng dụng không hề tải dữ liệu lên server, quyền riêng tư của người dùng vì thế sẽ được đảm bảo. 

Nhìn chung, ứng dụng Bluezone là cách hiệu quả nhất để xác định việc tiếp xúc gần, từ đó tìm ra các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việc sử dụng ứng dụng Bluezone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người sử dụng. Do vậy, người dùng không nên nghe theo các thông tin lan truyền trên mạng, thay vào đó hãy cài đặt ứng dụng Bluezone để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. 

Đừng dại dùng phần mềm gián điệp nếu không muốn bị Google "triệt hạ"

(Kiến Thức) - Mới đây nhất, Google đã ra tay dẹp bỏ 7 ứng dụng gián điệp vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dùng.

Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
Các ứng dụng bị công ty bảo mật Avast phát hiện vi phạm là: Track Employees Check Work Phone Online Spy Free, Spy Kids Tracker, Phone Cell Tracker, Mobile Tracking, Spy Tracker, SMS Tracker và Employee Work Spy. Điểm chung của các ứng dụng gián điệp này là dùng để theo dõi điện thoại của người khác, ví dụ: người yêu, trẻ nhỏ hoặc nhân viên cấp dưới… 
Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
 Để có thể hoạt động, trước tiên người dùng phải tiếp cận được thiết bị cần theo dõi, tải về và cài đặt các ứng dụng trên. Sau đó, các thông tin trong máy người bị theo dõi, như: danh bạ, lịch sử cuộc gọi, lịch sử tin nhắn, định vị vị trí… sẽ được tự động gửi về qua email.
Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google

 Trong quá trình hoạt động, các ứng dụng này tự động chạy ngầm, không hiển thị gì lên thanh menu, nên người bị theo dõi sẽ không thể biết được mình đang bị theo dõi. 

Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
Đại diện hãng bảo mật Avast – ông Nikolaos Chrysaidos chia sẻ: Những ứng dụng này không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư, mà còn phi đạo đức. Chúng thúc đẩy con người thực hiện các hành vi phạm tội trái pháp luật.  

Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
 Những người sử dụng chúng sẽ có xu hướng lạm dụng công cụ này, để tiến hành các hành vi phạm tội nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đánh giá rất cao Google. Ngay khi nhận được báo cáo của chúng tôi, phía Google đã cho gỡ hết các ứng dụng theo dõi này. 

Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
Nguy hiểm ở chỗ, người theo dõi không chỉ biết, mà còn có toàn quyền quyết định sử dụng số dữ liệu này. Họ hoàn toàn có thể tung lên mạng với ý đồ xấu, khiến cuộc sống riêng tư của người khác bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng. 
Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
Trước khi bị Google xóa bỏ khỏi Play Store, 7 ứng dụng này đã kịp đạt 130.000 lượt tải về. Trong số đó, chỉ riêng ứng dụng Spy Tracker và SMS Tracker đạt hơn 50.000 lượt tải về mỗi ứng dụng. 
Dung dai dung phan mem gian diep neu khong muon bi Google
Google cũng cho biết thêm, các ứng dụng gián điệp nguy hiểm này, rất có thể là sản phẩm của những lập trình viên người Nga. 

Video Cách gỡ phần mềm nghe lén bị người khác cài trên điện thoại - Nguồn: Pháp Luật TP.HCM Online PLO@Youtube

9 ứng dụng độc hại trên smartphone nên gỡ bỏ ngay lập tức

Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật của Trend Micro đã phát hiện một số ứng dụng trên Google Play lén tải về phần mềm độc hại. 

Phần mềm độc hại AndroidOS_BadBooster.HRX được phát hiện tồn tại bên trong hàng loạt ứng dụng tối ưu hóa, tăng tốc điện thoại trên Google Play. Khi người dùng cài đặt hoàn tất, ứng dụng sẽ bắt đầu kết nối với máy chủ từ xa, hiển thị quảng cáo và âm thầm tải về các tệp tin độc hại (khoảng 3.000 biến thể khác nhau).

Biến mặt sân thành dòng sông, nham thạch thế nào...dân tình "điên đảo"?

Với hiệu ứng mới này của Snapchat, bạn có thể tha hồ biến mọi mặt sân, đường phố thành dòng sông hoặc núi lửa mà chẳng hề nguy hại đến ai.

Snapchat là một trong những ứng dụng hình ảnh được yêu thích nhất hiện nay. Ứng dụng này từng gây bão tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhờ những hiệu ứng ảo diệu của mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.