Thậm chí, từ cơ chế biết "rửa tay" trước khi ăn độc đáo này, Đại học Arizona (Mỹ) đã đưa ra gợi ý sử dụng cách ruồi vệ sinh thân thể để giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non.
Từ trước đến nay, những con ruồi thường bị con người xa lánh và "dè bỉu" là một trong những loài côn trùng bẩn nhất do thường đậu và tìm kiếm thức ăn ở các bãi rác, nơi chứa chất thải, là nguồn lây truyền vô vàn mầm bệnh khác nhau như giun sán, nhiễm trùng da, mắt...
Thế nhưng, khám phá mới từ các nhà khoa học chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên là những con ruồi cũng biết "rửa tay" trước khi dùng bữa.
Cơ chế "rửa tay" của những con ruồi bắt đầu bằng việc chúng "cọ cọ" phần chân của mình để làm sạch. Những con ruồi thường sử dụng chân, đôi mắt có cấu tạo phức tạp, cùng lớp lông phủ quanh cơ thể để nhận biết thế giới xung quanh, kiếm ăn. Bởi thường xuyên tiếp xúc với rác thải, chất thải, những nơi cực mất vệ sinh... nên phần chân của ruồi dễ bị nhiều loại bẩn bám theo.
Những con ruồi dành khá nhiều thời gian và làm nhiều lần việc lau chùi các cơ quan thụ cảm mỗi ngày. Kì lạ hơn, các nhà khoa học nhận thấy số lần lau chùi trong một lần chải chuốt của chúng thường là một số lẻ.
Tuy ruồi ở "sạch sẽ", nhưng đấy là chúng sạch sẽ cho chính chúng thôi nhé! Chúng ta vẫn phải cẩn thận với thức ăn bị ruồi đậu bởi các chân của chúng khi bám vào bề mặt nào đó để kiếm thức ăn, mầm bệnh và các vi khuẩn có hại vẫn sẽ ở nguyên trên cơ thể ruồi và dễ dàng gây bệnh cho con người.