Tướng Mỹ thăm Việt Nam: mở đường quan hệ quốc phòng
Sự kiện Đại tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam gây phỏng đoán về quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ với Việt Nam.
Theo Vietnam+
Theo Đài BBC, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đang ở Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài từ 13/8-16/8.
Ông là tướng lĩnh cao cấp nhất của Mỹ tới thăm Việt Nam kể từ sau cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Sự kiện này diễn ra sau một loạt các chuyến đi của chính giới Mỹ tới Việt Nam, gây phỏng đoán về quyết định bỏ cấm cận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam, mở đường cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Trước đó, chiều 14/8, trong cuộc tiếp kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại trụ sở Chính phủ, Đại tướng Martin Dempsey khẳng định Mỹ cam kết hợp tác quốc phòng với Việt Nam trong 5 lĩnh vực đã thỏa thuận; cam kết chặt chẽ và nỗ lực cùng với Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh và coi đây là vấn đề mà Mỹ coi trọng và ưu tiên.
Mỹ cũng ủng hộ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải và giúp Việt Nam giải quyết những thách thức về bảo vệ chủ quyền trên biển đồng thời cho biết phía Mỹ sẽ tìm ra lộ trình và cách thức để sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
(Kiến Thức) - Sau ngày giải phóng (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa.
Sức mạnh vũ khí “khủng”... Quân đội ta thu được sau 1975
(Kiến Thức) - Một số phương tiện chiến tranh ta thu được từ kho vũ khí Quân đội Sài Gòn được đánh giá cao về tính năng, sức mạnh hỏa lực.
Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê
Trong ảnh là xe tăng M48 trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.
Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54 và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa
Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.
Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.
Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.
Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.
Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN
Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê
Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.
Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).
Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).
Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.
Theo một số thống kê của quốc tế, Hải quân Quân đội Sài Gòn từng được xem là lực lượng hải quân lớn trên thế giới với 42.000 lính trang bị 1.400 tàu các loại (gồm 672 tàu đổ bộ, 450 tàu chiến, 20 tàu quét mìn…).
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
(Kiến Thức) - Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước ta đã thu giữ được lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ bỏ lại miền Nam và chúng ta còn hào phóng tặng cho Liên Xô một món quà vô giá.
(Kiến Thức) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 hiện đại mua của Nga, hiện nay Việt Nam còn một loại tàu ngầm khác không phải xuất xứ từ Nga mà từ một quốc gia đặc biệt.
(Kiến Thức) - Lực lượng đặc công Việt Nam có những "ngón nghề" vô cùng đặc biệt và không ít lực lượng đặc nhiệm nước ngoài đã sang nước ta để học hỏi. Đáng tiếc là dù ta sẵn sàng "truyền nghề", tuy nhiên không phải ai cũng học được.
(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
(Kiến Thức) - Trong lịch sử chiến tranh của thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã không thể bị khuất phục dù phải đối đầu với những đoàn quân xâm lược hùng mạnh. Và trong đó Việt Nam là đất nước đã truyền cảm hứng cho hàng loạt các cuộc đấu tranh, giành độc lập ở khắp nơi trên thế giới.
(Kiến Thức) - Không chỉ xe tăng chủ lực T-90, gần như mọi loại xe tăng chủ lực do Liên Xô/Nga sản xuất đều có "đính kèm" một thanh gỗ phía sau thân xe để phục vụ cho nhiệm vụ đặc biệt.
(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.
(Kiến Thức) - 52 năm về trước, trận đánh ác liệt, thậm chí có thể coi là "đẫm máu" nhất trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra tại Huế chính thức bắt đầu và kéo dài trong 26 ngày khiến quân đội Mỹ thay đổi hoàn toàn cái nhìn về cuộc chiến này.
Phương châm “đánh chắc, tiến chắc” là nghệ thuật chỉ đạo của Quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; tuy nhiên về chiến thuật, các đơn vị đã vận dụng linh hoạt sáng tạo, khiến quân Pháp bất ngờ.
So với M48 Patton của VNCH, xe tăng T-54 của quân giải phóng mạnh hơn hẳn về hỏa lực với pháo rãnh xoắn 100mm đủ sức xuyên thủng mọi vị trí, dù là kiên cố nhất trên tăng M48.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sự xuất hiện của pháo phòng không 37mm và pháo lựu 105mm đã khiến chỉ huy Pháp bất ngờ. Đây cũng là hai loại vũ khí quan trọng, giúp quân ta giành chiến thắng.
Đến Bảo tàng Phòng không - Không quân (Hà Nội), khách tham quan ai cũng ấn tượng mạnh với chiếc trực thăng Mi-6 khổng lồ của Không quân Việt Nam nằm trưng bày tại đây.
Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024), các nữ chiến sĩ trong khối diễu binh, diễu hành gây ấn tượng bởi ngoại hình xinh đẹp cùng động tác dứt khoát, uy lực và đẹp mắt.
Sáng 23/12, tại Trường bắn Quốc gia 1 (Bắc Giang), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự, động viên cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 12 và các lực lượng tham gia diễn tập chiến thuật bắn đạn thật.
Với tinh thần “Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Thủ đô đã giam chân địch suốt 60 ngày đêm chiến đấu lịch sử, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đập tan âm mưu đánh úp của thực dân Pháp.
Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.
Sau năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được số lượng cực lớn vũ khí chiến lợi phẩm, một số loại tới nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng trong biên chế chính thức.
2/9 không chỉ là ngày Quốc Khánh có ý nghĩa lịch sử với dân tộc Việt Nam mà còn là ngày ghi dấu nhiều sự kiện chấn động trên thế giới thay đổi lịch sử nhân loại.
Lượt đấu cuối cùng của Bảng 1 giải đấu xe tăng Tank Biathlon 2022 trong khuôn khổ Army Games 2022 vừa kết thúc vào ngày 21/8 với màn rượt đuổi mãn nhãn.