Hé mở số lượng vũ khí QĐNDVN thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Sau ngày giải phóng (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn.

Hé mở số lượng vũ khí QĐNDVN thu được sau 1975
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa.

Xe tăng, pháo

Theo số liệu từ hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Quân đội Sài Gòn gồm có 1,35 triệu quân (trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân phòng vệ dân sự).
Về mặt trang bị, theo số liệu quốc tế thì toàn bộ số quân này được Mỹ trang bị có gần 400 xe tăng và trên 1.500 xe bọc thép, 1.500 khẩu pháo kéo và pháo tự hành. Vũ khí cá nhân có súng trường tiến công M-16, súng phóng lựu M-79, súng máy hạng nhẹ.
He mo so luong vu khi QDNDVN thu duoc sau 1975
Xe bọc thép chở quân M113 được quân đội ta sử dụng trên chiến trường Campuchia sau này.

Sau chiến thắng 30/4/1975, quân ta đã thu giữ được một số loại vũ khí (không rõ số liệu cụ thể) như: xe tăng hạng nhẹ M41; xe tăng chiến đấu hạng trung M48; xe bọc thép chở quân M113; xe bọc thép trinh sát V-150; xe bọc thép chỉ huy M577…
Trang bị pháo binh, quân ta thu giữ được lựu pháo 105mm, M114 155mm và pháo tự hành M107 175mm. Trong số này, loại M107 có thể chúng ta chỉ thu giữ được một số lượng rất ít, bởi pháo binh Quân đội Sài Gòn cũng không có nhiều loại này.
Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính Sài Gòn khoảng 1 triệu khẩu M-16. Vì thế, số lượng mà ta thu giữ được chắc chắn không hề nhỏ. Ngoài ra, ta cũng thu được không ít súng phóng lựu M-79.
Ngoài ra, ta cũng thu được một số phương tiện xe vận tải như xe vận tải bánh lốp hạng trung M-35, xe vận tải bánh xích M578, xe jeep M151…

Máy bay

Tài liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam viết rằng, tính tới tháng 4/1975, Không quân Quân đội Sài Gòn được xây dựng và trang bị hiện đại. Đây được xem là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Ở thời điểm cao nhất, lực lượng này có 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5A/E, 594 trực thăng vận tải UH-1 , 32 máy bay vận tải hạng trung C-130 cùng một số loại khác).
Ngay trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân chủng Phòng không – Không quân đã cử đoàn cán bộ vào tiếp cận các căn cứ không quân Quân đội Sài Gòn nhằm thu giữ máy bay, vũ khí phục vụ công tác bảo vệ tổ quốc sau này.
He mo so luong vu khi QDNDVN thu duoc sau 1975-Hinh-2
Tiêm kích F-5E trong Không quân Nhân dân Việt Nam trước giờ thực hiện nhiệm vụ bay. Nguồn: tạp chí Văn nghệ Quân đội

Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay, trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay gồm:

- Máy bay chiến đấu: 23 A-37, 41 F-5 và 5 AD-6
- Máy bay vận tải/chở khách: 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6.
- Máy bay trinh sát: biến thể trinh sát tiêm kích RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19
- Máy bay huấn luyện: 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1
- Trực thăng: 50 UH-1 và 5 CH-47.
Riêng ở sân bay Tân Sơn Nhất, ta thu được 76 máy bay vận tải quân sự các loại và 206 máy bay chiến đấu.

Phần còn lại đã bị phá hủy, bắn rơi hoặc bị lấy làm phương tiện tháo chạy. Ngoài ra, ta còn thu được vô số đạn dược (bom, tên lửa, rocket), máy móc linh kiện máy bay.
Với số máy bay mới này, không quân ta sau 1975 đã thành lập được thêm một số trung đoàn không quân phục vụ việc bảo vệ tổ quốc.

Tàu chiến

Nếu như các vũ khí lục quân, không quân ta thu giữ được rất nhiều, thì riêng đối với hải quân thì ta chỉ thu được một số lượng hạn chế. Do khi tháo chạy, lính quân đội Sài Gòn đã lấy tàu chiến, tàu vận tải, tàu đổ bộ dùng làm phương tiện bỏ chạy ra nước ngoài.
Tất nhiên, có một vài loại tàu lớn ta vẫn thu giữ lại và đưa vào sử dụng. Thậm chí, không ít trong số này vẫn phục vụ tích cực cho tới tận ngày nay.
Về lực lượng tàu chiến cỡ lớn, ta thu được một tàu khu trục hộ tống lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn (Quân đội Sài Gòn đặt tên là HQ-04, sau ta đổi thành HQ-03), một khinh hạm lớp Barmegat có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn (ban đầu đặt tên là HQ-15, sau ta đổi thành HQ-01) và một vài tàu chiến cỡ nhỏ.
He mo so luong vu khi QDNDVN thu duoc sau 1975-Hinh-3
Tàu vận tải đổ bộ HQ-505 ta thu được từ hải quân Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988.

Do đây đều là loại tàu do Mỹ sản xuất, nên hệ thống vũ khí trên tàu có phần không phù hợp với ta. Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau 1975, ta  đã tự cải tiến một vài tàu thay pháo Mỹ bằng pháo do Liên Xô sản xuất, trang bị thêm tên lửa đối không tầm thấp. Thậm chí, có tàu ta đã thử nghiệm trang bị tên lửa hành trình chống tàu để tăng sức mạnh.
Đối với tàu vận tải đổ bộ, ta thu được một số loại như: tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính); tàu đổ bộ cỡ lớn lớp LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn và tàu đổ bộ lớp LST-491 có lượng giãn nước 3.698 tấn.
Điều đặc biệt, chiếc tàu đổ bộ mang số hiệu HQ-505 phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam đã góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Không cần vội lo về tên lửa S-400 mà Trung Quốc mua

(Kiến Thức) - Tuy hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà Trung Quốc mua của Nga mạnh những cũng không cần phải quá lo về hệ thống này.

Không cần vội lo về tên lửa S-400 mà Trung Quốc mua
Đó là nhận định của các bình luận viên tờ National Interest. Theo đó, nếu muốn toàn bộ không phận Đài Loan đều nằm trong phạm vi bắn, thì hệ thống S-400 (trang bị tên lửa 40N6 tầm 400km) phải triển khai tại bờ biển Phúc Kiến đối diện Đài Loan (chỗ hẹp nhất của eo biển Đài Loan là 130km, rộng nhất của lãnh thổ Đài Loan là 144km). 
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống này nằm sát bờ biển phải chịu rất nhiều hạn chế. Chuyên gia thuộc Viện Project 2049 Roger Cliff giải thích, radar đặt ở vị trí sát bờ biển không thể quan sát mục tiêu ở tầm cao dưới 3,6 km, cách xa 250km. Đây là một vấn đề vật lý học đơn giản, vì trái đất tròn. Đề nâng cao phạm vi quan sát, hệ thống này chỉ có thể di chuyển sâu vào trong đất liền và phải triển khai trên một nền đất cao (radar đặt trên sườn dốc cao 600m, mới có thể có được phạm vi quan sát cách xa 100km).

Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập

(Kiến Thức) - Sáng 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung đã lái tiêm kích F-5E ném bom xuống Dinh Độc lập khiến chính quyền VNCH hoảng sợ. 

Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập
Can canh chiec tiem kich F-5E oanh tac Dinh Doc lap
 Lúc 8h30 phút sang 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung (điệp viên của ta được cài cắm vào Không quân VNCH) đã lái tiêm kích F-5E ném bom vào Dinh Độc lập khiến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu hoảng sợ. Đây được xem là lần thứ 2 Dinh Độc lập bị ném bom, lần đầu vào ngày 27/2/1962, 2 phi công VNCH đã dùng máy bay AD-6 ném bom phá hủy phần chính cánh trái của dinh.

Khám phá xe tăng chiến lợi phẩm góp công GP Sài Gòn (2)

(Kiến Thức) - Trong ngày 29/4/1975, chiếc xe tăng M41 thu được của địch đã được bộ đội ta sử dụng bắn cháy 7 xe thiết giáp M113 của quân địch. 

Khám phá xe tăng chiến lợi phẩm góp công GP Sài Gòn (2)
Kham pha xe tang chien loi pham gop cong GP Sai Gon (2)
 Xe tăng M41 số hiệu 021 được bộ đội ta thu được của địch tại Cheo Reo - Phú Bổn, biên chế cho Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chiếc xe này đã được bộ đội ta lái bắn cháy 7 xe thiết giáp M113 trong trận cầu Bông ngày 29/4/1975, góp phần mở đường cho Quân đoàn 3 tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.