Những vũ khí trong 60 ngày đêm chiến đấu lịch sử tại Hà Nội

Với tinh thần “Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Thủ đô đã giam chân địch suốt 60 ngày đêm chiến đấu lịch sử, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đập tan âm mưu đánh úp của thực dân Pháp.

Những vũ khí trong 60 ngày đêm chiến đấu lịch sử tại Hà Nội
Sau 60 ngày đêm chiến đấu ác liệt, bắt đầu từ ngày 19/12/1946, lực lượng vũ trang tại Hà Nội phá tan âm mưu vô hiệu hóa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở đầu cho những thất bại của Pháp tại Đông Dương và sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống thuộc địa.
Nhung vu khi trong 60 ngay dem chien dau lich su tai Ha Noi
Hình ảnh Thủ đô Hà Nội năm 1946 được tái hiện lại. Ảnh: Chính Phủ. 

Pháp trang bị nhiều vũ khí hạng nặng

Ngay sau khi được phe Đồng Minh giải phóng năm 1944, Pháp đã lên kế hoạch chiếm lại các thuộc địa. Lúc này, kinh tế Pháp gần như sụp đổ, cần tài nguyên thuộc địa để phục hồi.

Lúc đó, Pháp tận dụng các vũ khí mới từ nguồn viện trợ của các nước đồng minh phương Tây. Phần lớn vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạng nặng như súng cối, trung liên, đại liên đều do Anh, Mỹ sản xuất. Quân lê dương được cơ giới hóa với xe tăng, thiết giáp, xe lội nước. Lính và khí tài được đưa đến Đông Dương bằng tàu vận tải do Mỹ cung cấp, mà mới chỉ vài năm trước đó được dùng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.

Đồng thời, Pháp cử nhiều phái đoàn đến Philippines, Singapore và Ấn Độ, thu mua vũ khí từ các kho tàng còn sót lại của quân Đồng Minh sau khi thắng Nhật. Phương tiện cơ giới, pháo binh của Pháp hầu hết là trang bị đã được Mỹ sử dụng ở mặt trận Thái Bình Dương.

Nhung vu khi trong 60 ngay dem chien dau lich su tai Ha Noi-Hinh-2
Tiểu liên, súng carbine do Mỹ, Pháp sản xuất. Ảnh tư liệu. 

Ngoài ra, Pháp còn trang bị vũ trang cho hàng chục nghìn kiều dân tại Việt Nam và binh lính đến từ các nước thuộc địa. Các vũ khí cũ từ chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến lợi phẩm thu của Nhật được tận dụng tối đa.

Cuối năm 1946, quân viễn chinh của tướng Jean-Étienne Valluy đóng tại Hà Nội tăng lên 6.500 lính chính quy, trang bị 5.000 súng trường và carbine Mỹ, 800 tiểu liên, 180 trung liên. Ngoài ra, 7.000 kiều dân Pháp cũng được trang bị vũ khí từ nhiều nguồn. Bộ binh Pháp được cơ giới hóa hoàn toàn, với sự yểm trợ của 22 xe tăng, 40 xe thiết giáp, 42 lựu pháo. Hơn nữa, quân Pháp còn sở hữu 30 máy bay trang bị bom và súng máy.

Vũ khí thô sơ của quân và dân ta

Thời điểm chiến dịch diễn ra, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ra đời trong bối cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu, hầu như không có kinh phí mua sắm trang bị vũ khí. Pháp nắm quyền kiểm soát toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và các cảng biển lớn, cô lập Việt Minh với bên ngoài. Không những thế, việc kiểm soát cảng biển cho phép quân Pháp có thể tăng viện trợ thường xuyên. Ngược lại, Việt Minh gặp nhiều thiệt hại về người và trang bị.

Năm 1946, toàn bộ lực lượng Việt Minh tại Hà Nội chỉ có khoảng 2.500 chiến sĩ, 8.000 dân quân nhưng thiếu vũ khí trầm trọng. Trước ngày chiến sự nổ ra, quân ta chỉ có trong tay 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên. Vũ khí chống tăng chỉ có 1 súng bazooka và 80 bom 3 càng cho các chiến sĩ cảm tử. Pháo binh bao gồm 1 sơn pháo 75mm, 2 súng cối và 7 pháo phòng không cũ từ các pháo đài quanh thành phố, được hoán cải để pháo kích mục tiêu mặt đất. Còn lại đều là vũ khí thô sơ, tự chế từ những vật dụng hàng ngày.

Mỗi tiểu đội Việt Minh chỉ có 3 đến 4 súng trường, còn lại là dao găm, mã tấu. Nhiều súng đã cũ, gỉ sét. Vũ khí hỏng được tháo dỡ, lấy những chi tiết lành lặn sửa chữa vũ khí cùng loại. Nhưng vấn đề nan giải nhất là súng đã ít mà đạn dược cũng vô cùng thiếu thốn. Do có quá nhiều chủng loại, việc cung ứng đạn cho súng lại càng khó khăn. Trước cuộc chiến, hầu hết đạn được sản xuất bằng cách nhồi thuốc súng và đầu đạn vào vỏ đạn cũ. Hầu hết đạn, lựu đạn tự chế có chất lượng tồi.

Nhung vu khi trong 60 ngay dem chien dau lich su tai Ha Noi-Hinh-3
Những vũ khí thô sơ của quân ta sử dụng trong các trận chiến năm 1946. Ảnh: thanglong.chinhphu.vn. 

Tuy bất lợi về lực lượng, nhưng quân và dân Thủ đô vẫn không nao núng, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy, bình tĩnh, tự tin, luôn sẵn sàng chiến đấu. Các liên khu phố và khu phố đều thành lập các đội làm công tác cứu thương, tiếp tế, phá hoại, tình báo, giao thông, tản cư, địch vận, trừ gian, các tổ sản xuất và sửa chữa vũ khí, quân cụ.

Sau khi hiệu lệnh từ pháo đài Láng vang lên vào tối 19/12, báo hiệu cuộc tổng công kích, thực dân Pháp đóng trong thành phố đã có những phút đầu chao đảo. Nhưng nhờ ưu thế cả về quân số lẫn trang bị, quân Pháp nhanh chóng phản công. Các tướng lĩnh Pháp đều là những nhà cầm quân kỳ cựu, tin rằng dù có bị tấn công trước, quân viễn chinh Pháp sẽ nhanh chóng làm chủ tình hình và đè bẹp Việt Minh sau 24 giờ.

Bộ binh cơ giới Pháp cùng xe tăng-thiết giáp gầm rú trên các con phố, chia làm 4 cánh xuất phát từ thành Hà Nội, tấn công hòng chiếm lại các vị trí quan trọng. Tuy nhiên, đà tiến công của quân Pháp nhanh chóng biến thành cuộc giành giật khi vô số chướng ngại vật và các ổ đề kháng của quân và dân Việt Nam mọc lên khắp thành phố. Xe thiết giáp xoay xở khó khăn trong các con phố chật hẹp, đầy vật cản do người dân tạo nên bằng đồ đạc trong nhà. Trong quá trình di chuyển chậm chạp, xe tăng của địch trở thành mục tiêu cho bom xăng, hoặc bị phá hủy bởi các chiến sĩ cảm tử dùng bom 3 càng.

Nhung vu khi trong 60 ngay dem chien dau lich su tai Ha Noi-Hinh-4
Những kỷ vật của chiến sĩ Vệ quốc quân. Ảnh: thanglong.chinhphu.vn. 
Súng ống cồng kềnh và thể hình to lớn của lính Pháp lúc này lại là bất lợi khi bị giáng những đòn giáp lá cà bằng vũ khí cận chiến. Quân Pháp phải mất nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày chỉ để chiếm được một tòa nhà, dãy phố. Nhận chỉ thị “lấy vũ khí địch đánh địch”, tận dụng triệt để các vũ khí thu được từ đối thủ. Mỗi khẩu súng, quả lựu đạn thu được là thêm một vũ khí cho quân dân tiếp tục chiến đấu, lại có chất lượng tốt hơn vũ khí cũ, tự chế có trong tay.
Với hơn 100 trận đánh trong nội thành, quân Pháp chỉ chủ động tiến công ta khoảng 30 trận, còn lại là ta chủ động tiến công địch. Qua 60 ngày đêm chiến đấu, quân dân Thủ đô đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch, phá hỏng 22 xe tăng và xe thiết giáp, 31 xe vận tải, bắn rơi và bắn hỏng 7 máy bay địch, bắn chìm 2 ca nô.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, Trung đoàn Thủ Đô đã thực hiện cuộc lui quân “thần kỳ”, rút khỏi thành phố trong vòng vây khép kín của kẻ thù, vượt qua sông Hồng, lên Chiến khu Việt Bắc an toàn. Chính kết cục này khiến Pháp vướng vào một cuộc chiến dai dẳng, thất bại trong nỗ lực tiến công lên Tây Bắc những năm tiếp theo, và cuối cùng là nhận thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954.

Chiến tranh Việt Nam: Vụ rò rỉ Tài liệu Lầu Năm Góc

(Kiến Thức) - Phản đối Chiến tranh Việt Nam, chuyên gia phân tích quân sự Daniel Ellsberg đã bí mật sao chép và quyết định công bố Tài liệu Lầu Năm Góc trước công chúng Mỹ.

Chiến tranh Việt Nam: Vụ rò rỉ Tài liệu Lầu Năm Góc
Tài liệu Lầu Năm Góc là tên của một nghiên cứu bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về sự can dự chính trị và quân sự ở Việt Nam của Hoa Kỳ từ năm 1945 đến năm 1967, theo yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Trong công trình nghiên cứu này, các nhà phân tích đã sử dụng tài liệu mật từ kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tài liệu Lầu Năm Góc được hoàn thành vào năm 1969 và đóng thành 47 quyển, chứa đựng 3000 trang chính và 4.000 trang tài liệu tham khảo.
Chien tranh Viet Nam: Vu ro ri Tai lieu Lau Nam Goc
Nhà phân tích quân sự Daniel Ellsberg đã quyết định công bố các thông tin trong Tài liệu Lầu Năm Góc trước công chúng Mỹ. Ảnh The New Yorker Times 

Báo chí quốc tế nói gì về chiến thắng Điện Biên Phủ?

(Kiến Thức) - Cách đây 64 năm, dân tộc Việt Nam đã giành chiến thắng vang dội trước thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng lẫy lừng ấy đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử thuộc địa và cổ vũ phong trào độc lập trên thế giới.

Báo chí quốc tế nói gì về chiến thắng Điện Biên Phủ?
Ngày 7/5/1954, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng vẻ vang ấy không chỉ được xem là dấu mốc quan trọng trong lịch sử oai hùng chống ngoại xâm của quân và dân Việt Nam mà còn góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 gây chấn động địa cầu. Ảnh: Wikipedia.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 gây chấn động địa cầu. Ảnh: Wikipedia. 

Bi hài lính Pháp mất cả ngày kéo xe khỏi bùn ở Mali

Trong chuyến thực địa hiếm hoi cùng với lực lượng Pháp tại vùng trung tâm Mali, các phóng viên của hãng tin Reuters đã tận mắt chứng kiến một chiến dịch quân sự trường kỳ gian khổ.

Bi hài lính Pháp mất cả ngày kéo xe khỏi bùn ở Mali
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali
 Những người lính Pháp tìm kiếm các chiến binh thánh chiến ở vùng thảo nguyên trung tâm của Mali phải chuẩn bị đương đầu với mọi thứ: bão cát, giông bão, hay việc không có nổi một con đường. Họ phải kéo bánh chiếc xe thiết giáp bọc thép ra khỏi các bãi bồi.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-2
Họ biết việc lấy thông tin từ những người dân làng rụt rè sẽ rất khó khăn. Trung đoàn công binh nước ngoài số 2 thuộc Quân đoàn ngoại giao Pháp tiến hành chiến dịch kiểm soát khu vực. 
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-3
Lính Pháp tuần tra trên một chiếc xe thiết giáp bọc thép mọi địa hình. Tại quận Gourma, 400 lính Pháp và 100 lính Mali đồng minh tiến hành cuộc tuần hành nhiều tuần liền để tìm kiếm 50 chiến binh thánh chiến mà họ cho rằng đang "ẩn nấp trong bóng tối". 
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-4
 Khi gặp các cơn bão, các binh lính đành phải bỏ bữa ăn tối, xếp màn chống muỗi lại và ngủ trong xe của họ. Đến khoảng 3 giờ sáng, nhiệm vụ của họ vẫn không thể bắt đầu vì thời tiết khiến máy bay trực thăng của họ bị kẹt tại căn cứ. Sau đó, lũ quét đã biến cát thành bùn và chỉ có các phương tiện chiến đấu hiện đại nhất mới có thể đi qua.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-5
 Khi các binh lính đặt chân đến những ngôi làng "nhà tranh vách đất", nơi họ nghi ngờ các chiến binh thánh chiến đang ẩn náu thì họ nhìn thấy những người đàn ông đang chăn bò, phụ nữ mải giã kê. Ai nấy đều mỉm cười và không ai nói với họ bất cứ điều gì.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-6
 "Chúng tôi sẽ không giải quyết vấn đề này trong ngày một ngày hai", Chỉ huy David của căn cứ Pháp gần thị trấn Gossi nói. Quy tắc quân đội của Pháp chỉ cho phép tiết lộ tên đầu tiên của họ. "Điều này sẽ mất một thời gian".
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-7
 Những nỗ lực được Pháp tiến hành nhằm ngăn chặn một khu vực ở ngưỡng cửa châu Âu trở thành bàn đạp cho các cuộc tấn công "mèo vờn chuột" vô tận với các chiến binh thánh chiến được vũ trang tốt, am hiểu địa hình và dễ dàng lẩn trốn vào dân thường.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-8
Trong một chuyến đi được báo cáo hiếm hoi của quân đội Pháp vào trung tâm Mali, đã cho thấy tận mắt lý do một nhiệm vụ kéo dài 5 năm có thể còn cần nhiều năm nữa. 
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-9
4.500 lính Pháp được triển khai sang Mali cho "Chiến dịch Barkhane" đều thuộc một trong những lực lượng lính đánh thuê nổi tiếng nhất của Pháp. 
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-10
 Họ phải đối mặt với những thách thức hậu cần vô cùng khó khăn trên địa hình nơi đây. Chiến dịch Barkhane của Pháp được bắt đầu từ năm 2012 với lời tuyên bố không khoan nhượng của quân đội nước này đối với các lực lượng khủng bố tại đây.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-11
 Khó nhất là họ phải hợp tác với người dân địa phương dàn trải trên vùng không gian rộng lớn và xa xôi - nơi được coi là có nhiều hoạt động nhất của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoạn tại quốc gia châu Phi này.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-12
Tại Gossi, nơi ẩn náu của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) gần với biên giới Burkina Faso và Nigeria, ủy viên hội đồng chính quyền địa phương của thị trấn đã bỏ trốn sau khi bị đe dọa và đang ngủ ở căn cứ Malian, ông David cho biết. 
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-13
 Chiến dịch Barkhane được triển khai sau Chiến dịch Serval, cuộc tấn công của Pháp đẩy lùi phiến quân Tuareg và những kẻ Hồi giáo đồng minh khỏi sa mạc rộng lớn phía bắc Mali vào năm 2013.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-14
 Trong khi Chiến dịch Serval đã đem lại sự ổn định tương đối cho miền bắc Mali, thì tình trạng bất ổn đã lan sang trung tâm đông dân cư hơn của đất nước cùng với các cuộc tấn công cũng lan sang các nước láng giềng Burkina Faso, Nigeria và thậm chí cả Bờ Biển Ngà.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-15
Ngày kết thúc chiến dịch không được công bố. Các chiến dịch tiếp theo sẽ nỗ lực ổn định các quốc gia trong khu vực bằng cách hỗ trợ chính phủ của họ lực lượng chống khủng bố Tây Phi. 5 năm trôi qua, chiến dịch chống khủng bố vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. 
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-16
 "Kẻ thù của chúng tôi rất ngoan cố, cứng cỏi, ẩn náu ở một nơi có lợi cho chúng vì dân số bị cô lập", Đại tá Nicolas James, Chỉ huy trưởng Chiến thuật Desert Tactical Croup Belleface, nói với Reuters tại căn cứ ở Gao.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-17
 Vào ngày đầu tiên của chiến dịch, nhiệt độ lên tới 40 độ C, những người lính Pháp đã đến một ngôi làng cách thị trấn Ndaki 10 km về phía bắc, bên cạnh một khu rừng nhỏ, nơi nghi ngờ các chiến binh thánh chiến lẩn trốn.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-18
 Họ lôi phụ nữ và trẻ em ra ngoài và bắt đầu tìm kiếm những người đàn ông trong những mái vòm lá. Lấy điện thoại thông minh của họ và sao chép chúng vào máy tính. Một trong số đó chứa thông tin tuyên truyền của các chiến binh.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-19
 "Đây có phải là điện thoại của anh?", người lính hỏi kẻ khả nghi và anh ta gật đầu. Họ lấy dấu vân tay của người này và để anh ta đi vì đó chỉ là bằng chứng gián tiếp. "Tôi chắc chắn anh ta là một chiến binh thánh chiến", một người lính Pháp canh giữ anh ta sau đó thì thầm. "Anh ấy làm cho chúng tôi vui vẻ".
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-20
 Một người đàn ông lớn tuổi mặc áo choàng phổ biến của người Fula (dân tộc đông nhất vùng Sahel và Tây Phi) mang ra một ít sữa tươi như một cử chỉ của lòng hiếu khách. Chỉ có hai binh lính thử nó, trước khi họ chuyển sang ngôi làng tiếp theo.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-21
 Đêm đó trời mưa rất to, nên chiều hôm sau, đội hậu cần đã dành cả ngày để kéo xe ra khỏi bùn. Nhiệm vụ bắt đầu trước buổi trưa. Khi các binh lính trở về sau gần 9 tiếng. Họ chỉ đi được 5 km.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-22
 Ở một giai đoạn họ nghe báo cáo về nhóm vũ trang đang tiến về phía họ. Máy bay chiến đấu được điều động để dọa các chiến binh. Nhưng quân đội vẫn bị kẹt bánh xe. Sáng hôm sau, phái đoàn Malian - Pháp đến thăm một ngôi làng Fula, bên cạnh khu rừng nơi họ phát hiện một số người đàn ông lần trốn.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-23
 Trưởng làng, người đàn ông có râu với chiếc khăn quàng màu xanh lá cây và áo choàng màu xanh da trời, phủ nhận việc nhìn thấy bất kỳ người đàn ông có vũ trang nào.
Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-24
 "Họ muốn nói chuyện với chúng tôi nhưng họ sợ", Đại úy Balassine nói. "Hôm nọ chúng tôi đang nói chuyện với một cô gái trẻ", anh tiếp tục. "Đầu tiên cô ấy nói dối. Sau đó, cô ấy nói rằng cô ấy sợ nói chuyện bởi vì sau khi chúng tôi rời đi, mọi người sẽ đến và giết cô ấy". *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.