Pakistan có máy bay tàng hình J-35, Ấn Độ “nóng như lửa đốt“

Pakistan có máy bay tàng hình J-35, Ấn Độ “nóng như lửa đốt“

Pakistan được cho là đang quyết tâm mua máy bay chiến đấu tàng hình J-35 của Trung Quốc; việc này khiến các nhà lãnh đạo Ấn Độ “đứng ngồi không yên”.

Theo trang tin quốc phòng Ấn Độ idrw.org, trích dẫn 24 News HD cho biết, quyết định mua  chiến đấu cơ J-35 này được hoàn tất, ngay sau khi loại máy bay này ra mắt tại Triển lãm hàng không Chu Hải, vào tháng 11/2024. Các phương tiện truyền thông Nga cũng bắt đầu “khuếch đại tin tức”, tiếp tục làm dấy lên những suy đoán về những tác động của nó trong khu vực.
Theo trang tin quốc phòng Ấn Độ idrw.org, trích dẫn 24 News HD cho biết, quyết định mua chiến đấu cơ J-35 này được hoàn tất, ngay sau khi loại máy bay này ra mắt tại Triển lãm hàng không Chu Hải, vào tháng 11/2024. Các phương tiện truyền thông Nga cũng bắt đầu “khuếch đại tin tức”, tiếp tục làm dấy lên những suy đoán về những tác động của nó trong khu vực.
Thông tin trên, mặc dù vẫn chưa được xác nhận bởi các nguồn tin chính thức tại Pakistan, nhưng phù hợp với các thông tin trước đây, về sự quan tâm của Không quân Pakistan (PAF) đối với loại chiến đấu cơ được cho là có khả năng tàng hình này.
Thông tin trên, mặc dù vẫn chưa được xác nhận bởi các nguồn tin chính thức tại Pakistan, nhưng phù hợp với các thông tin trước đây, về sự quan tâm của Không quân Pakistan (PAF) đối với loại chiến đấu cơ được cho là có khả năng tàng hình này.
Trong những tháng gần đây, nhiều thông tin cho thấy, Pakistan đã tích cực đàm phán về việc mua máy bay J-35, với kế hoạch đưa vào biên chế của PAF sớm nhất là vào giữa năm 2025. Thậm chí Tổng tham mưu trưởng PAF, Nguyên soái Zaheer Ahmad Babar Sidhu trước đó đã ám chỉ vào năm 2024 rằng, J-35 sẽ “sớm gia nhập” kho vũ khí của Pakistan.
Trong những tháng gần đây, nhiều thông tin cho thấy, Pakistan đã tích cực đàm phán về việc mua máy bay J-35, với kế hoạch đưa vào biên chế của PAF sớm nhất là vào giữa năm 2025. Thậm chí Tổng tham mưu trưởng PAF, Nguyên soái Zaheer Ahmad Babar Sidhu trước đó đã ám chỉ vào năm 2024 rằng, J-35 sẽ “sớm gia nhập” kho vũ khí của Pakistan.
Để chứng minh cho những tuyên bố này, các nguồn tin cho biết, các phi công Pakistan đã bắt đầu được đào tạo tại Trung Quốc, làm quen với các hệ thống tiên tiến và khả năng hoạt động của J-35. Việc mua máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc là một phần trong chiến lược lớn hơn của Pakistan, nhằm cân bằng với lợi thế công nghệ ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực.
Để chứng minh cho những tuyên bố này, các nguồn tin cho biết, các phi công Pakistan đã bắt đầu được đào tạo tại Trung Quốc, làm quen với các hệ thống tiên tiến và khả năng hoạt động của J-35. Việc mua máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc là một phần trong chiến lược lớn hơn của Pakistan, nhằm cân bằng với lợi thế công nghệ ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực.
J-35 được dự đoán sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hiện đại hóa PAF, thay thế số máy bay F-16 và Mirage đã cũ, vốn là xương sống của lực lượng Không quân Pakistan trong nhiều thập kỷ. Đặc biết với khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, J-35 có thể mang lại sự tăng cường rất cần thiết cho khả năng răn đe của Pakistan.
J-35 được dự đoán sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hiện đại hóa PAF, thay thế số máy bay F-16 và Mirage đã cũ, vốn là xương sống của lực lượng Không quân Pakistan trong nhiều thập kỷ. Đặc biết với khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, J-35 có thể mang lại sự tăng cường rất cần thiết cho khả năng răn đe của Pakistan.
Tuy nhiên, quyết định mua chiến đấu cơ J-35 của Pakistan không phải không có những lời chỉ trích. Các nhà phân tích quốc phòng trong nước đã nêu lên mối lo ngại về tình trạng căng thẳng tài chính của chương trình, đặc biệt là khi xét đến những thách thức kinh tế đang diễn ra của Pakistan.
Tuy nhiên, quyết định mua chiến đấu cơ J-35 của Pakistan không phải không có những lời chỉ trích. Các nhà phân tích quốc phòng trong nước đã nêu lên mối lo ngại về tình trạng căng thẳng tài chính của chương trình, đặc biệt là khi xét đến những thách thức kinh tế đang diễn ra của Pakistan.
Hiện PAF có một đội máy bay chiến đấu “đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại”, nhưng trên thực tế, chẳng có loại máy bay nào “ra tấm, ra món”. Đặc biệt số chiến đấu cơ của Pakistan đều là loại hạng nhẹ, tầm bay ngắn; và việc tích hợp J-35 vào “lực lượng chiến đấu cơ đa quốc gia” sẽ gây khó khăn cho công tác bảo đảm kỹ thuật.
Hiện PAF có một đội máy bay chiến đấu “đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại”, nhưng trên thực tế, chẳng có loại máy bay nào “ra tấm, ra món”. Đặc biệt số chiến đấu cơ của Pakistan đều là loại hạng nhẹ, tầm bay ngắn; và việc tích hợp J-35 vào “lực lượng chiến đấu cơ đa quốc gia” sẽ gây khó khăn cho công tác bảo đảm kỹ thuật.
Bất chấp những thách thức này, việc J-35 gia nhập lực lượng PAF có thể đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cán cân quân sự của khu vực, mang đến cho Pakistan cơ hội vượt qua một số hạn chế trong năng lực không quân hiện tại của nước này.
Bất chấp những thách thức này, việc J-35 gia nhập lực lượng PAF có thể đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cán cân quân sự của khu vực, mang đến cho Pakistan cơ hội vượt qua một số hạn chế trong năng lực không quân hiện tại của nước này.
Thông tin về “người hàng xóm không đội trời chung” Pakistan mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35 đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ, khi coi sự phát triển này có thể là bước ngoặt trong động lực không quân đang phát triển của Nam Á.
Thông tin về “người hàng xóm không đội trời chung” Pakistan mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35 đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ, khi coi sự phát triển này có thể là bước ngoặt trong động lực không quân đang phát triển của Nam Á.
Với khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và hệ thống quản lý chiến đấu thế hệ tiếp theo, J-35 được coi là chiến đấu cơ nguy hiểm, có khả năng vượt trội hơn các máy bay chiến đấu của Ấn Độ, bao gồm cả Rafale và Su-30MKI.
Với khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và hệ thống quản lý chiến đấu thế hệ tiếp theo, J-35 được coi là chiến đấu cơ nguy hiểm, có khả năng vượt trội hơn các máy bay chiến đấu của Ấn Độ, bao gồm cả Rafale và Su-30MKI.
Các nhà phân tích cho rằng, thiết kế giảm phản xạ radar và hệ thống điện tử hiện đại của J-35, có thể mang lại cho Pakistan lợi thế về chất lượng và có thể tồn tại cho đến khi Không quân Ấn Độ (IAF) đưa vào sử dụng Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA), hiện đang được dự kiến triển khai hoạt động, vào khoảng năm 2035.
Các nhà phân tích cho rằng, thiết kế giảm phản xạ radar và hệ thống điện tử hiện đại của J-35, có thể mang lại cho Pakistan lợi thế về chất lượng và có thể tồn tại cho đến khi Không quân Ấn Độ (IAF) đưa vào sử dụng Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA), hiện đang được dự kiến triển khai hoạt động, vào khoảng năm 2035.
Nếu quyết tâm mua J-35 của Pakistan thành hiện thực, mốc thời gian này có thể mang lại cho Pakistan khoảng thời gian 7-8 năm quan trọng để đạt được lợi thế chiến lược. Mặc dù những dự đoán như vậy còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của PAF trong việc tích hợp J-35 vào phi đội của mình và đảm bảo khả năng sẵn sàng hoạt động.
Nếu quyết tâm mua J-35 của Pakistan thành hiện thực, mốc thời gian này có thể mang lại cho Pakistan khoảng thời gian 7-8 năm quan trọng để đạt được lợi thế chiến lược. Mặc dù những dự đoán như vậy còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của PAF trong việc tích hợp J-35 vào phi đội của mình và đảm bảo khả năng sẵn sàng hoạt động.
Bất chấp những diễn biến này, IAF vẫn là lực lượng thống trị trong khu vực, tự hào về quy mô của số phi đội, tính đa dạng và kinh nghiệm chiến đấu vượt trội. Tuy nhiên, việc PAF đưa J-35 vào sử dụng cũng đặt ra một thách thức đáng kể, buộc Ấn Độ phải đẩy nhanh các chương trình phát triển nội địa và tăng cường năng lực hiện có.
Bất chấp những diễn biến này, IAF vẫn là lực lượng thống trị trong khu vực, tự hào về quy mô của số phi đội, tính đa dạng và kinh nghiệm chiến đấu vượt trội. Tuy nhiên, việc PAF đưa J-35 vào sử dụng cũng đặt ra một thách thức đáng kể, buộc Ấn Độ phải đẩy nhanh các chương trình phát triển nội địa và tăng cường năng lực hiện có.
Những nỗ lực hiện đại hóa phi đội Rafale và Su-30MKI, bằng các cảm biến nâng cấp, bộ tác chiến điện tử và vũ khí tiên tiến, có thể sẽ là trọng tâm trong phản ứng của Ấn Độ với chương trình mua chiến đấu cơ J-35 của PAF trong giai đoạn trước mắt.
Những nỗ lực hiện đại hóa phi đội Rafale và Su-30MKI, bằng các cảm biến nâng cấp, bộ tác chiến điện tử và vũ khí tiên tiến, có thể sẽ là trọng tâm trong phản ứng của Ấn Độ với chương trình mua chiến đấu cơ J-35 của PAF trong giai đoạn trước mắt.
Đối với Ấn Độ, trước mắt họ phải duy trì sự thống trị trong ngắn hạn và đảm bảo triển khai chương trình AMCA kịp thời, để vô hiệu hóa các mối đe dọa dài hạn. Cuộc cạnh tranh sức mạnh không quân giữa Pakistan và Ấn Độ nhấn mạnh đến những rủi ro trong việc duy trì ưu thế về công nghệ và hoạt động ở một trong những khu vực nhạy cảm nhất về mặt chiến lược trên thế giới.
Đối với Ấn Độ, trước mắt họ phải duy trì sự thống trị trong ngắn hạn và đảm bảo triển khai chương trình AMCA kịp thời, để vô hiệu hóa các mối đe dọa dài hạn. Cuộc cạnh tranh sức mạnh không quân giữa Pakistan và Ấn Độ nhấn mạnh đến những rủi ro trong việc duy trì ưu thế về công nghệ và hoạt động ở một trong những khu vực nhạy cảm nhất về mặt chiến lược trên thế giới.
Chiến đấu cơ J-35 là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm mới nhất của Trung Quốc, do công ty hàng không Thẩm Dương phát triển và sản xuất. J-35 được phát triển dựa trên nền tảng của FC-31, một nguyên mẫu được công bố tại các triển lãm hàng không gần một thập kỷ trước, nhưng kết hợp những cải tiến đáng kể về khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống vũ khí.
Chiến đấu cơ J-35 là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm mới nhất của Trung Quốc, do công ty hàng không Thẩm Dương phát triển và sản xuất. J-35 được phát triển dựa trên nền tảng của FC-31, một nguyên mẫu được công bố tại các triển lãm hàng không gần một thập kỷ trước, nhưng kết hợp những cải tiến đáng kể về khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống vũ khí.
J-35 được thiết kế để hoạt động như một máy bay chiến đấu đa năng, có khả năng hoạt động trên tàu sân bay và thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ chiếm ưu thế trên không đến tấn công chính xác. J-35 có khung máy bay được tối ưu hóa khả năng tàng hình với đặc điểm là cấu hình hai động cơ, gốc cánh quét về phía trước, hòa vào thân máy bay, giúp giảm tiết diện phản xạ radar (RSC).
J-35 được thiết kế để hoạt động như một máy bay chiến đấu đa năng, có khả năng hoạt động trên tàu sân bay và thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ chiếm ưu thế trên không đến tấn công chính xác. J-35 có khung máy bay được tối ưu hóa khả năng tàng hình với đặc điểm là cấu hình hai động cơ, gốc cánh quét về phía trước, hòa vào thân máy bay, giúp giảm tiết diện phản xạ radar (RSC).
Sự ra đời của J-35 đánh dấu một cột mốc công nghệ quan trọng đối với Trung Quốc và sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác như F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga. Tuy nhiên về khả năng xuất khẩu của loại chiến đấu cơ này, vẫn là câu hỏi còn để ngỏ. (Nguồn ảnh: Sina, Sohu, ANI).
Sự ra đời của J-35 đánh dấu một cột mốc công nghệ quan trọng đối với Trung Quốc và sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác như F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga. Tuy nhiên về khả năng xuất khẩu của loại chiến đấu cơ này, vẫn là câu hỏi còn để ngỏ. (Nguồn ảnh: Sina, Sohu, ANI).

GALLERY MỚI NHẤT