Số phận tàu chiến Quân đội Sài Gòn sau 1975

Số phận tàu chiến Quân đội Sài Gòn sau 1975
Theo một số thống kê của quốc tế, Hải quân Quân đội Sài Gòn từng được xem là lực lượng hải quân lớn trên thế giới với 42.000 lính trang bị 1.400 tàu các loại (gồm 672 tàu đổ bộ, 450 tàu chiến, 20 tàu quét mìn…).
Những ngày cuối tháng 4/1975, binh lính Quân đội Sài Gòn đã dùng tàu chiến, tàu đổ bộ làm phương tiện tháo chạy ra nước ngoài, mà hầu hết điểm tới cuối cùng là vịnh Subic, Philippines.
Câu hỏi đặt ra là vậy số phận những tàu chiến này sau 1975 thế nào?

Thành chiến hạm chủ lực của Philippines

Trong số đội tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân Quân đội Sài Gòn có 7 chiếc khinh hạm lớp Barmegat lần lượt đánh số hiệu: HQ-2 Trần Quang Khải; HQ-3 Trần Nhật Duật; HQ-5 Trần Bình Trọng; HQ-6 Trần Quốc Toản; HQ-15 Phạm Ngũ Lão; HQ-16 Lý Thường Kiệt và HQ-17 Ngô Quyền.
Đây được xem là chiến hạm lớn nhất của lực lượng hải quân chế độ cũ có lượng giãn nước tới 2.800 tấn, dài 94,72m. Đồng thời, nó cũng được coi là chiến hạm trang bị pháo cỡ nòng lớn nhất (tháp pháo 2 nòng cỡ 127mm) của Quân đội Sài Gòn.
Tuy nhiên, ngoài pháo 127mm, khinh hạm Barmegat chỉ còn trang bị 1-2 hệ thống pháo cối cỡ 81mm. Sở dĩ hỏa lực tàu khá nghèo nàn, vì trước khi được chuyển giao cho hải quân chế độ cũ, người Mỹ chỉ dùng loại tàu này cho lực lượng tuần duyên bố biển (vốn chỉ làm bảo vệ bờ biển, thực thi pháp luật biển…).
Khinh hạm HQ-16 Lý Thường Kiệt của Quân đội Sài Gòn khi đưa vào trang bị Hải quân Philippines mang tên BRP Andres Bonifacio (PF-7).
Khinh hạm HQ-16 Lý Thường Kiệt của Quân đội Sài Gòn khi đưa vào trang bị Hải quân Philippines mang tên BRP Andres Bonifacio (PF-7).

Tháng 4/1975, binh lính Quân đội Sài Gòn đã lấy 6 trong 7 chiếc tàu chạy sang Philippines (chiếc còn lại được biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam với số hiệu HQ-01). Toàn bộ số tàu này được Hải quân Philippines tịch thu và đưa vào biên chế 4 tàu, 2 tàu dùng để lấy phụ tùng hoạt động.
Trong suốt giai đoạn nửa sau những năm 1970-1980, những chiếc tàu này đóng vai trò quan trọng trong lực lượng tàu chiến đấu mặt nước của Philippines. Thậm chí, họ còn tập trung hiện địa hóa 2 lần vào năm 1979 (trang bị thêm pháo 20-40mm, sân đáp trực thăng) và cuối những năm 1980 (dự định trang bị tên lửa chống tàu Harpoon).
Ngoài 6 tàu chiến lớp Barmegat, năm 1975, Hải quân Philippines còn có được khu trục hạm hộ tống lớp Edsall mang tên HQ-1 Trần Hưng Đạo từ Quân đội Sài Gòn. Con tàu này có lượng giãn nước 1.590 tấn, dài 93,3m, được trang bị 3 pháo hạm 76mm, 2 pháo phòng không 40mm và 8 pháo loại 20mm, ngư lôi cỡ 533mm.
Tháng 7/1976, chiếc tàu này được chính thức đưa vào trang bị Hải quân Philippines với tên gọi là BRP Rajah Lakandula (PF-4) sau khi đã qua nâng cấp (bỏ pháo 76mm và thay bằng loại 127mm mạnh hơn). Trong suốt giai đoạn 1981-1988, con tàu này thậm chí còn đảm nhiệm “ngôi vị” soái hạm Hải quân Philippines.
Ít ai biết rằng, soái hạm BRP Rajah Lakandula (PF-4) của Hải quân Philippines những năm 1980 là tàu chiến của chế độ Sài Gòn.
Ít ai biết rằng, soái hạm BRP Rajah Lakandula (PF-4) của Hải quân Philippines những năm 1980 là tàu chiến của chế độ Sài Gòn.

Hiện nay, toàn bộ 7 tàu thuộc lớp Barmegat và Edsall này đều đã loại khỏi trang bị Hải quân Philippines và ra bãi sắt vụn. Tuy nhiên, cũng có một số lớp tàu khác được Philippines thu giữ cùng năm vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay.
Đó là trường hợp tàu pháo cỡ nhỏ lớp PCE có lượng giãn nước 903 tấn, dài 56m, được trang bị pháo hạm 76mm và pháo phòng không 40mm. Hải quân Quân đội Sài Gòn có 3 chiếc loại này và tất cả đều chạy tới Philippines năm 1975.
Sau khi tiến hành sửa chữa, các tàu lần lượt đưa vào biên chế Hải quân Philippines. Giai đoạn 1990-1991, các tàu này trải qua đợt nâng cấp lớn thay mới radar, trang bị hệ thống liên lạc, định vị vệ tinh. Hiện nay, tất cả đều còn phục vụ chiến đấu trong hải quân nước này dù đã gần 70 năm tuổi.
Hoặc trường hợp 5 tàu pháo cỡ nhỏ lớp Admirable (lượng giãn nước 914 tấn, dài 56,2m) trong Quân đội Sài Gòn, 2 trong số đó đã chạy sang Philippines. Giai đoạn 1996-1997, chúng được hiện đại hóa đại tu toàn bộ hệ thống radar, vũ khí, nâng cấp hệ thống liên lạc. Hiện nay, vẫn còn một chiếc sử dụng trong lực lượng hải quân khu vực Tây Midanao.

Tàu vận tải đổ bộ lớn nhất Philippines mang “gốc Việt”

Ngoài các tàu chiến cỡ lớn, binh lính Quân đội Sài Gòn còn bỏ chạy trên những chiếc tàu vận tải đổ bộ.
Trong số đó, gồm cả những tàu lớn nhất thuộc lớp LST-491 (có lượng giãn nước 3.640 tấn, dài 100m, chở được 130 lính) và LST-542 (lượng giãn nước 4.080 tấn, dài 100m, chở được 147 lính). Chúng đều được trang bị nhiều tháp pháo 40mm và 20mm để yểm trợ quân đổ bộ.
Tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Philippines BRP Cotabato Del Sur (LT-87) trước kia cũng là tàu chiến của Quân đội Sài Gòn.
Tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Philippines BRP Cotabato Del Sur (LT-87) trước kia cũng là tàu chiến của Quân đội Sài Gòn.

Hải quân Quân đội Sài Gòn có tất cả 6 chiếc thuộc cả hai lớp trên, trong số đó 3 chiếc đã chạy sang Philippines và đương nhiên được đưa vào biên chế ngay lập tức. Số còn lại được đưa vào biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Lưu ý rằng, một trong số đó sau này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân với chiến công bảo vệ vững chắc đảo Cô Lin, quần đảo Trường Sa năm 1988. Đấy là con tàu đổ bộ HQ-505 cùng người anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ.
Trở lại với số phận của 3 tàu ở Philippines, 2 trong số này đã bị loại biên chế và phá dỡ làm sắt vụn năm 1990 và 2003. Chiếc còn lại vẫn còn phục vụ cho tới tận ngày nay trong Hải quân Philippines và giữ ngôi “tàu đổ bộ lớn nhất” trong Hải quân Philippines.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới