Ngày 6/11, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, 2 bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn pate Minh Chay (sản phẩm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Lối Sống Mới) đã xuất viện sau gần 100 ngày được điều trị tích cực.
Chiều 28/9, BS.CKI Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), cho biết nam bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn pate Minh Chay được điều trị tại bệnh viện đang có những cải thiện khả quan.
Nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu có liên quan đến Pate Minh Chay chứa độc tố. Vậy “lỗ hổng” nào đã để lọt loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và gây hại cho người tiêu dùng như vậy ra thị trường?
Chiều tối 11/9, TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đã tiếp nhận thêm một trường hợp ngộ độc Botulinum sau khi sử dụng pate Minh Chay.
Bà Nguyễn Thị Thùy Trang – Giám đốc Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới - cho biết Công ty sẽ chủ động phối hợp để xác minh, làm rõ vụ việc, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mặc dù đã có cảnh báo nhưng vẫn có thêm một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn Pate Minh Chay. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều người dân chưa được tiếp cận đầy đủ với thông tin; và sản phẩm Pate Minh Chay vẫn chưa được thu hồi hết.
Chiều 8/9, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Minh Hùng, Cục Phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, chỉ trong hơn 1 tháng (từ 1-7), công ty sản xuất pate Minh Chay đã đưa ra thị trường hơn 10.000 sản phẩm.
(Kiến Thức) - Vụ ngộ độc pate Minh Chay dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội khi đơn vị này cấp giấy phép cho Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới, sản phẩm Pate Minh Chay cũng do Công ty này công bố sản phẩm.
“Ai chịu trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay?” - đó là câu hỏi đã được phóng viên đặt ra tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/9. Khi vụ ngộ độc xảy ra khiến hàng chục bệnh nhân nhập viện, các cơ quan chức năng ráo riết vào cuộc, song người dân vẫn chưa rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. Lúc này, vấn đề có hay không sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lại được đặt ra.
Sau khi ăn pate, ni cô ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) bị ngộ độc với triệu chứng khó thở, đau họng... Đây là trường hợp thứ tư phải nhập viện sau khi ăn pate Minh Chay tại tỉnh này.
Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng mỗi bộ lại quản lý một nhóm hàng khác nhau.
"Quá trình sản xuất có thể xảy ra sự cố từ khâu nguyên liệu, vận hành nên việc cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp, rồi xảy ra vấn đề là chuyện có thể", ông Nguyễn Như Tiệp nói.
(Kiến Thức) - Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, Bộ CA giao cho Công an TP. Hà Nội chủ trì xử lý vụ việc và tập hợp báo cáo vụ ngộ độc pate Minh Chay. Nếu có đủ căn cứ khởi tố vụ việc để điều tra.
(Kiến Thức) - Sau khi ăn bánh mì với pate Minh Chay, 3 người ở Quảng Nam nhập viện với dấu hiệu ngộ độc độc tố Botulinum như mệt, khó thở, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt, yếu cơ...
Gần một tuần sau khi Bộ Y tế cảnh báo khẩn pate Minh Chay nhiễm độc tố khiến nhiều người bị ngộ độc, hiện cơ sở sản xuất của thương hiệu này đã đóng cửa, dán niêm phong.
(Kiến Thức) - Công an Hà Nội đã vào cuộc xác minh, điều tra nguyên nhân 9 người có dấu hiệu ngộ độc khi dùng pate Minh Chay. Đồng thời, UBND huyện Đông Anh xử phạt Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới 17,5 triệu đồng.
(Kiến Thức) - Trước ý kiến cho rằng Cục ATTP phản ứng chậm khi ngày 19/8 BV Bạch Mai gửi báo cáo, nhưng đến 29/8, Cục mới cảnh báo với người tiêu dùng, đại diện Cục khẳng định, vụ việc được xử lý từng bước theo đúng quy định của pháp luật.