Tự điều trị mất ngủ hậu Covid, bệnh càng trầm trọng hơn

Ngồi đợi khám, bệnh nhân khóc thút thít vì… nghĩ có người muốn giết mình. Sau thăm khám, chị bị rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19 và lạm dụng thuốc ngủ lâu dài.

Qua lời kể, sau khi khỏi Covid-19, chị D dù đi ngủ đúng giờ nhưng giấc ngủ chập chờn không sâu như trước. Cứ nghĩ do nhiều việc nên khó chợp mắt, chị uống thảo dược, rồi mua thuốc ngủ ngoài hiệu thuốc. Có ngày chị ngủ li bì, lại có lúc thức trắng đêm.

Nhưng gần một tháng nay, dù có uống thuốc, chị vẫn không thể ngủ. Chị luôn trong tình trạng căng thẳng, hồi hộp…

Tu dieu tri mat ngu hau Covid, benh cang tram trong hon
 Khoảng 20 - 25% bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM bị mất ngủ kéo dài (nữ nhiều hơn nam). Ảnh minh họa

Khoảng 20 - 25% bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM bị mất ngủ kéo dài (nữ nhiều hơn nam). Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19, cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị.

Theo BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, phụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nếu rối loạn giấc ngủ trước khi mắc Covid-19, dịch bệnh càng làm tình trạng rối loạn nặng nề hơn, các rối loạn này khó có thể phục hồi được mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.

Còn khi một người đã là F0 rồi mới xuất hiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ, hầu hết đều chữa trị được.

Ở tuần thứ hai đến tuần thứ tư sau khi khỏi Covid-19, nhiều người vẫn có thể cảm thấy một hoặc nhiều triệu chứng. Bao gồm mệt mỏi, đau tức ngực, ho kéo dài, thở hụt hơi, đánh trống ngực, hồi hộp, bứt rứt…

Nhiều người bệnh lại ở trạng thái căng thẳng, rối loạn lo lắng, mệt mỏi, đau đầu, đánh trống ngực; không thể làm việc.

Hơn thế nữa, những người đã từng bị rối loạn lo âu, mất ngủ trước khi mắc Covid-19 càng dễ bị trầm cảm, loạn thần cấp, suy nghĩ tiêu cực, hoang tưởng tự làm hại bản thân.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, các rối loạn này sẽ thoái lui. Nhiều bệnh nhân mất ngủ cấp tính (dưới ba tháng) có khả năng hồi phục hoàn toàn khá cao. Riêng nhóm bệnh nhân mất ngủ hậu Covid-19 kéo dài trở thành bệnh mạn tính, hiệu quả điều trị thấp hơn.

BS Hoàng Đình Hữu Hạnh khuyến nghị, với một người trưởng thành nếu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, cảm giác trằn trọc, lo lắng, khó vỗ giấc, tỉnh ngủ nửa đêm không thể ngủ lại được, người uể oải khi thức dậy… nên đến cơ sở y tế khám.

Tu dieu tri mat ngu hau Covid, benh cang tram trong hon-Hinh-2
BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cảnh báo, lạm dụng các loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine dễ gây nghiện khiến bệnh trầm trọng hơn. Ảnh minh họa

BS Hữu Hạnh cảnh báo, người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc uống, lạm dụng các loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine dễ gây nghiện khiến bệnh trầm trọng hơn.

Việc sử dụng thuốc ngủ cũng có thể gây chết người. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, có tới nửa triệu ca tử vong ở Hoa Kỳ là do sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần.

Những người được kê đơn cho những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm zolpidem và temazepam, có nguy cơ tử vong do tai nạn và bệnh tật khác do sử dụng thuốc cao hơn gấp 4 lần so với những người không sử dụng những loại thuốc đó.

Ngay cả những người uống ít hơn hai viên thuốc ngủ mỗi tháng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn gấp ba lần so với những người không uống.Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Mời độc giả xem thêm video Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ (Nguồn VTV3).

Vì sao F0 bệnh nhẹ vẫn gặp di chứng nặng hậu COVID-19?

Quá trình khám bệnh, Ths.BS Thy từng gặp F0 có triệu chứng nhẹ nhưng sau khi có kết quả âm tính, di chứng hậu Covid xuất hiện nhiều và nặng nề.

Sau khi âm tính, nhiều người bệnh vẫn có các biểu hiện như ho, khó thở, mất ngủ, rụng tóc… Không ít người bệnh lo lắng liệu mình bị tái nhiễm COVID-19 hay mắc di chứng hậu COVID. Về vấn đề này, Ths.BS Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho biết, muốn biết tái nhiễm COVID hay không, người bệnh phải tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 mới có thể khẳng định tình trạng tái nhiễm.

Trường hợp mắc hậu COVID là các triệu chứng kéo dài dù đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Cụ thể dù đã xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn còn những còn triệu chứng của nhiễm COVID như mệt, ho, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ rối loạn lo âu…

Đang ngoan hiền bỗng cáu gắt, cô gái mắc bệnh đào hoa cực dị

(Kiến Thức) - Vốn là người ngoan hiền nhưng cô Lâm bỗng cáu gắt, chửi bới vô cùng ác liệt mỗi khi cảm thấy khó chịu, thỉnh thoảng lại cười khờ khạo, thức trắng cả ngày lẫn đêm.

Hoa đào nở rộ vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, nhưng bạn đã bao giờ nghe đến "bệnh đào hoa" chưa? Đây là căn bệnh hoàn toàn có thật, xuất hiện mỗi khi hoa đào nở rộ, khiến bệnh nhân có những hành vi bất thường. 
Theo thông tin đăng tải, cô Lâm, ở Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc gần đây có những hành vi bất thường khiến gia đình đặc biệt lo lắng. 

Vốn là người ngoan hiền nhưng cô Lâm bỗng cáu gắt, chửi bới vô cùng ác liệt mỗi khi cảm thấy khó chịu, thỉnh thoảng lại cười khờ khạo, thức trắng cả ngày lẫn đêm, nói chuyện một mình và nhảy múa. 

Lo lắng cho con gái, sợ cô gặp vấn đề về thần kinh, gia đình đã đưa cô đi khám. Sau khi bác sĩ chẩn đoán, cô Lâm thực sự mắc chứng "Peach Nymphomaniac" hay còn gọi là "Bệnh đào hoa".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.