Hà Nội ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua

Sáng 4/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết; tăng 110 trường hợp so với tuần trước .

Hiện số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25 đến ngày 31/10), toàn Thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết; tăng 110 trường hợp so với tuần trước (tuần trước 502 trường hợp, 0 tử vong). Số ca mắc này cao nhất trong một tuần được ghi nhận từ đầu năm đến nay.

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20).
Ha Noi ghi nhan 612 ca mac sot xuat huyet trong tuan qua
Phun khử khuẩn để diệt muỗi, bọ gậy phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Ảnh: VGP/Thiện Tâm. 
Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy) và Yên Nghĩa (Hà Đông) đều ghi nhận 16 ca; Tự Nhiên (Thường Tín), Khương Đình (Thanh Xuân), Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) mỗi nơi 11 ca; Vạn Thái (Ứng Hòa) 10 ca; Văn Chương (Đống Đa), Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), Hữu Bằng (Thạch Thất) đều ghi nhận 9 ca.
Cộng dồn năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 5.677 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 80% so với cùng kỳ 2023 (28.483/4).
Về ổ dịch sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 26 ổ dịch tại 13 quận, huyện: Thanh Oai 5; Hoàn Kiếm 4; Phú Xuyên 3; Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Gia Lâm, Phúc Thọ mỗi nơi 2; Ba Đình, Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thanh Trì mỗi nơi 1. Cộng dồn năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 301 ổ dịch, còn 48 ổ dịch đang hoạt động.
Ngành y tế dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang ở giai đoạn cao điểm dịch sốt xuất huyết hằng năm. Bệnh sởi ghi nhận rải rác, bệnh nhân chủ yếu là trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.
Ngành y tế thủ đô cũng đã thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch. Tiếp tục giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi-rubella tại các xã, phường, thị trấn; thực hiện công tác thống kê báo cáo theo quy định.
Trong tuần tới, ngành y tế Hà Nội tiếp tục thường trực bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các đơn vị tăng cường các hoạt động chuyên môn giám sát, phát hiện, tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân.
Ngoài ra, ngành y tế chú trọng truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, ho gà, sởi, tay chân miệng, não mô cầu... Với các bệnh có vaccine, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Hiện hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm trên toàn quốc.

Vaccine có hiệu quả phòng cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết gây bệnh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) hiệu quả lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Đặc biệt, vaccine có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết.

Hà Nội: Bát nháo dịch vụ phun thuốc muỗi

Trước sự bùng phát bệnh dịch này, không ít người dân đã nóng lòng phun thuốc muỗi thay vì đợi lực lượng chức năng tổ chức phun theo khu vực.

Số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đang tiếp tục tăng chóng mặt. Theo thống kê của Sở Y tế TP.Hà Nội, chỉ trong vòng một tuần qua, đã ghi nhận 2.300 ca mắc mới và một người tử vong.

Tổng số tử vong vì SXH từ đầu năm tới nay lên 4 người. Trước sự bùng phát bệnh dịch này, không ít người dân đã nóng lòng phun thuốc muỗi thay vì đợi lực lượng chức năng tổ chức phun theo khu vực.

Chị Ngọc Anh - ngụ tại khu Trung Hòa - Nhân Chính, Q.Cầu Giấy - sau khi gọi dịch vụ và nghe báo tiền phun thuốc lên tới 2 triệu đồng, đã quyết định tự mua thuốc muỗi để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên sau khi phun, con trai chị bỗng bị mẩn đỏ và ngứa nhẹ. Đặc biệt, chỉ vài ngày sau, muỗi tiếp tục quay trở lại như bình thường.

Tại Q.Hà Đông, có không ít đối tượng tới gõ cửa từng gia đình mời phun thuốc diệt muỗi. Anh Lê Tùng ở P.Văn Phú, Q.Hà Đông cho hay, khu phố nhà anh có đặt thuê chung một đơn vị phun thuốc muỗi với giá khoảng hơn 1 triệu đồng/hộ.

Ha Noi: Bat nhao dich vu phun thuoc muoi
Ảnh minh họa. 

Vào thời điểm đã hẹn, có hai thanh niên bấm chuông nói tới phun thuốc muỗi, nhưng khi phun gần hết diện tích nhà, anh Tùng mới tá hỏa phát hiện đây không phải là người thuộc cơ sở đã đặt mà chỉ là những đối tượng “vãng lai”, thường xuyên đem theo bình phun để chào mời cư dân ở khu vực này.

Anh Tùng cho biết, thuốc họ đã pha sẵn nên anh không biết đó là loại gì và do đã phun một lượt nên cũng không thể gọi cơ sở khác đến phun tiếp.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hà Nội, thời gian qua, lực lượng chức năng đang ưu tiên phun thuốc ở các khu vực xảy ra ổ dịch. Tại những khu vực khác, người dân không nên tự ý phun tiêu vì nếu không đúng chủng loại, kỹ thuật thì “lợi bất cập hại”.

Cụ thể, hiện chỉ có ba loại hóa chất diệt muỗi được lưu hành gồm deltamethrine, permethrine và malathion. Khi phun hóa chất, phải có máy chuyên dụng và tỷ lệ pha hợp lý. Bởi nếu liều lượng pha không đúng, có thể vô tình làm muỗi kháng thuốc, tăng sức chịu đựng với hóa chất.

Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cũng nhấn mạnh, muỗi truyền SXH có thể đậu khắp nơi nên nhất thiết phải sử dụng tới máy chuyên dụng, phun thuốc dưới dạng khí dung, tạo ra không gian sương mù để tiêu diệt muỗi đang mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, sau hai ngày, phải tiếp tục phun lần hai để diệt trừ muỗi mang mầm bệnh mới sinh sôi.

Ông Trần Đắc Phu cũng cho biết thêm, hoạt động phun thuốc này là hoàn toàn miễn phí. Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất hiện nay vẫn là phải diệt tận gốc nơi muỗi sinh sản, diệt trừ bọ gậy bằng cách đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thay rửa lu chứa nước thường xuyên, thả các loại cá ăn bọ gậy…

Việc phun thuốc muỗi chỉ là một hoạt động và yêu cầu đồng bộ; nếu chỉ một gia đình phun thuốc thì không có tác dụng vì muỗi truyền bệnh SXH có thể bay từ các khu vực xung quanh đến và tiếp tục phát triển.

Mùa mưa đến, cảnh báo bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL, đang bước vào mùa mưa. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi gây bệnh sốt xuất huyết trên người.

Hiện nay, Cần Thơ cũng như các địa phương khác ở khu vực ĐBSCL, đang bước vào mùa mưa. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi gây bệnh sốt xuất huyết trên người. Tại thành phố Cần Thơ, bệnh sốt xuất huyết cũng đang bắt đầu tăng, ngành y tế địa phương cảnh báo sốt xuất huyết sẽ gia tăng nhanh hơn trong tháng sắp tới.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, ở quận Ninh Kiều đang chăm sóc con trai 16 tuổi bị sốt xuất huyết tại Khoa sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi đồng cho biết, trong gia đình có đến 3 người bị sốt xuất huyết, sau khi con trai chị nhập viện, lần lượt đến hai bé con của người anh thứ tư ở cùng gia đình.

Mua mua den, canh bao benh sot xuat huyet
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Huỳnh Nhật Trường - Phó trưởng Khoa sốt xuất huyết, thăm khám các trẻ bị sốt xuất huyết tại Khoa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.