Trầm cảm học đường vì áp lực thi: Lời khuyên của chuyên gia tâm lý

Đối tượng mắc bệnh trầm cảm những năm gần đây có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là trầm cảm tuổi học đường đang ngày một gia tăng.

Cách đây vài ngày, trước "Đề xuất về việc thực hiện hơn nữa các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát trầm cảm ở thanh thiếu niên" của Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Bộ Giáo dục Trung Quốc trả lời rõ ràng rằng cần khám sức khỏe học sinh, lập hồ sơ sức khỏe tâm thần cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh.
Biện pháp mới này sau khi được đưa ra đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm rộng rãi trong xã hội, vấn đề phòng chống và điều trị bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên một lần nữa được đặt lên hàng đầu.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên chuyên mục “Quan sát mạnh mẽ” của Báo Nhân dân Online, một số chuyên gia cho rằng, việc đưa sàng lọc trầm cảm vào nội dung khám sức khỏe của học sinh tương đương với việc chuyển rào cản phòng ngừa và điều trị trầm cảm về phía trước, đó là có lợi cho việc thúc đẩy phát hiện sớm, can thiệp sớm bệnh trầm cảm tuổi học đường.
Tram cam hoc duong vi ap luc thi: Loi khuyen cua chuyen gia tam ly
Ảnh minh hoạ. 
Trầm cảm tuổi học đường đang ngày một gia tăng
Một số phụ huynh cho rằng trầm cảm chỉ là căn bệnh mà người lớn trong xã hội hiện đại dễ mắc phải, con cái họ còn đang là học sinh thì sẽ không mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế, bệnh nhân trầm cảm không phân thành già trẻ, đối tượng mắc bệnh trầm cảm những năm gần đây có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là trầm cảm học đường đang ngày một gia tăng.
Vào tháng 9 năm ngoái, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã ban hành "Kế hoạch Hoạt động Dịch vụ Đặc biệt để Phòng ngừa và Điều trị Trầm cảm", trong đó đề cập đến 4 nhóm trầm cảm chính, nhóm đầu tiên là thanh thiếu niên.
"Báo cáo về sự phát triển của sức khỏe tâm thần quốc gia Trung Quốc (2019-2020)" do Viện Tâm lý thuộc Viện Khoa học Trung Quốc công bố vào tháng 3 năm nay cho thấy, vào năm 2020, tỷ lệ phát hiện trầm cảm ở thanh thiếu niên Trung Quốc đã lên tới 24,6%, trong đó tỷ lệ phát hiện trầm cảm nhẹ là 17,2%, tỷ lệ phát hiện trầm cảm nặng là 7,4%.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm tuổi học đường?
Đặng Hiểu Hồng, giáo sư Khoa Tâm lý tại Đại học Sư phạm Hồ Bắc và là chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tâm lý Vũ Hán, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, nguyên nhân của bệnh trầm cảm khá phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như yếu tố di truyền, yếu tố gia đình, yếu tố hỗ trợ xã hội, yếu tố căng thẳng tâm lý, v.v.
Kiều Dĩnh, Phó chủ nhiệm của Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thượng Hải, tin rằng: "Thanh thiếu niên hiện đang chịu rất nhiều áp lực. Người lớn có thể tìm ra những cách giải tỏa hợp lý và phù hợp, nhưng có rất ít kênh và giải pháp dành cho thanh thiếu niên, khả năng giải tỏa và vòng kết nối xã hội của các em còn hạn chế và chúng bị ảnh hưởng tiêu cực. Cảm xúc rất khó để trút bỏ".
"Khả năng ngôn ngữ và độ nhạy cảm của trẻ vị thành niên không tốt bằng người lớn và những cảm xúc tiêu cực của chúng rất dễ bị bỏ qua", Kiều Dĩnh nói và cho biết thêm, trẻ vị thành niên thường thể hiện sự khó khăn của mình thông qua hành vi và cơ thể. Ví dụ, cắn ngón tay liên tục, nhổ tóc, tự làm tổn thương bản thân hoặc tự cắt tóc, đây là những biểu hiện về hành vi. Chán ăn, mất ngủ và thiếu năng lượng là những biểu hiện về thể chất.
Tram cam hoc duong vi ap luc thi: Loi khuyen cua chuyen gia tam ly-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ.
Tâm tình uất ức có phải là trầm cảm không?
“Em bị cô giáo phê bình, em không vui lắm”, “Em sắp thi rồi, còn nhiều câu hỏi phải làm nên em rất chán nản",…Nếu mắc bệnh trầm cảm, bạn đánh giá thế nào về những cảm xúc này ở bản thân hay ở người khác là triệu chứng của bệnh?
Giáo sư Đặng Hiểu Hồng nói với các phóng viên rằng trong tâm lý học, uất ức, lo lắng, căng thẳng, tức giận, buồn bã, đau đớn và những cảm xúc khác được gọi chung là cảm xúc tiêu cực. Trầm cảm có thể xảy ra khi chúng ta gặp phải những thất bại, những điều không vui, những chuyện buồn, chuyện đau đớn. Trầm cảm có thể nhanh chóng dịu đi khi mọi thứ diễn ra thuận lợi.
Giáo sư Đặng Hiểu Hồng giải thích thêm rằng hậm hực uất ức khác với trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần, biểu hiện chủ yếu là: tâm trạng thấp thỏm, không quan tâm đến ai hay việc gì; suy giảm năng lượng, luôn cảm thấy rất mệt mỏi; tự đánh giá thấp, tự trách bản thân; khó liên kết, giảm khả năng suy nghĩ; nhiều lần nghĩ đến cái chết hoặc hành vi tự tử, tự gây thương tích cho bản thân; mất ngủ, thức sớm hoặc ngủ quá nhiều; chán ăn, sụt cân đáng kể,...
Nếu thanh thiếu niên có các biểu hiện trên kéo dài hơn hai tuần, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, sau khi loại trừ các rối loạn tâm thần hữu cơ hoặc do sử dụng các chất kích thích, cha mẹ nên đưa các em đi khám tại bệnh viện kịp thời để xác định xem các em có bị trầm cảm hay không.
Cô Kiều Dĩnh cho biết, có những tiêu chí rất khắt khe để đánh giá bệnh trầm cảm trên lâm sàng, tiêu chí này phải đáp ứng các tiêu chí về triệu chứng, mức độ nặng, diễn biến của bệnh và tiêu chí loại trừ.
Suy nhược là trạng thái sức khỏe dưới mức chưa đạt tiêu chuẩn của bệnh tật, có thể phát triển theo chiều hướng sức khỏe hoặc bệnh tật. Vì vậy, nếu lo lắng con bị trầm cảm thì nên phân tích nguyên nhân và giúp con chuyển từ trạng thái nặng nề sang trạng thái khỏe mạnh.
"Nếu cha mẹ không phán đoán được, họ cần tìm bác sĩ tâm lý để phán đoán. Khi đã chẩn đoán, cha mẹ nên tích cực đối mặt và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị. Đặc biệt, các bệnh nhân trầm cảm không thể ngừng uống thuốc ngay lập tức ngay cả khi các triệu chứng đã được cải thiện đáng kể", cô Kiều Dĩnh nhấn mạnh.
Gia đình và trường học nên đóng vai trò như thế nào?
Một phần lớn thời gian học tập và cuộc sống của tuổi vị thành niên được dành cho trường học. Nhà trường cần đóng vai trò tích cực như thế nào trong việc phát hiện và can thiệp kịp thời những khủng hoảng tâm lý của học sinh?
Khủng hoảng tâm lý của học sinh có thể được xác định và ngăn ngừa, điều này phụ thuộc vào việc nhà trường có thiết lập một hệ thống can thiệp và xác định khủng hoảng tâm lý hiệu quả cho học sinh hay không.
Nếu chủ động thiết lập hệ thống đánh giá các vấn đề tâm lý của học sinh, xác định các loại khủng hoảng tâm lý của học sinh, xây dựng kế hoạch can thiệp theo các loại khủng hoảng tâm lý của học sinh, xây dựng cơ sở dữ liệu cảnh báo sớm khủng hoảng tâm lý và thường xuyên theo dõi, cập nhật những học sinh có nguy cơ cao về tâm lý thì sẽ xác định và can thiệp sớm được.
Đồng thời, phải đào tạo các kỹ năng liên quan cho giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tâm lý, khuyến khích giáo viên bộ môn tìm hiểu về khái niệm sức khỏe tâm lý, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, cùng làm tốt công tác phòng ngừa trầm cảm vị thành niên và can thiệp khủng hoảng tâm lý.
Cô Kiều Dĩnh kêu gọi các bậc cha mẹ không nên chỉ tập trung vào điểm số mà còn cần quan tâm đến tinh thần của con cái họ. Khi trẻ có tâm trạng xấu và có những biểu hiện tiêu cực liên tục, đừng ngại đi khám và điều trị. Đồng thời, nếu cha mẹ dành cho con cái đủ sự ủng hộ và thấu hiểu thì chứng trầm cảm của trẻ có thể dễ dàng được giải quyết hơn nhiều.

8 thực phẩm vàng giúp xoa dịu chứng trầm cảm theo mùa

(Kiến Thức) - Ngày đang ngắn dần với những tháng đông ảm đạm khiến bạn bắt đầu cảm nhận những dấu hiệu của chứng trầm cảm theo mùa. Những thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần và thúc đẩy tâm trạng của bạn.

8 thuc pham vang giup xoa diu chung tram cam theo mua
Acorn squash:  còn gọi là bí mùa đông, là một cây họ bí ngô, là một thực phẩm yêu thích vào mùa thu ở Mỹ. Nó có tác dụng bảo vệ tế bào, chống lão hóa trong cơ thể và bộ não. 

5 bước hiệu quả hạn chế bệnh trầm cảm

Tuy không dễ dàng trong việc điều trị bệnh trầm cảm nhưng nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể khống chế bệnh với những phương pháp đơn giản, không cần lạm dụng thuốc.

Trầm cảm trở thành căn bệnh thế kỷ gia tăng ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới văn phòng. Tuy nhiên, nếu được chú ý phòng ngừa và phát hiện để điều trị sớm, căn bệnh hoàn toàn có thể được khống chế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.