Trái Đất quay 1.657km/h, tại sao chúng ta không cảm nhận được?

(Kiến Thức) - Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của trái đất?

     Không ít người trong chúng ta biết rằng, Trái Đất, bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh vẫn quay liên tục. Tuy nhiên, tốc độ quay của Trái đất như thế nào còn phụ thuộc vào từng vị trí trên Trái đất. Trong đó, nhanh nhất là nằm ở xích đạo, và nó đúng với mọi hành tinh trong vũ trụ, vì khi Trái đất quay quanh trục thì chu vi lớn nhất của nó nằm ở xích đạo.

    Bán kính của trái đất là 6.378 km, tức là chu vi của nó là hơn 40.000 km. Ta biết rằng Trái Đất quay đúng một vòng gần hết 24h, điều này có nghĩa là mỗi điểm trên xích đạo trái đất di chuyển 40.000 km trong vòng 24h, tương đương tốc độ quay của Trái đất vào khoảng 1.657km/h. Điều đó có nghĩa, nếu như đứng ở xích đạo, bạn đang di chuyển với tốc độ 465m/s. Trong khi đó, ở một điểm như thành phố Chicago lại có một tốc độ "thong thả" hơn là xấp xỉ 1207km/h.

    Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của Trái Đất?

    Trai Dat quay 1.657km/h, tai sao chung ta khong cam nhan duoc?
     
    Câu trả lời nằm ở sự chuyển động tự nhiên của Trái đất. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với tốc độ và độ cao nhất định. Bạn vẫn có thể bỏ dây an toàn và đi lại trên máy bay, tuy nhiên, bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay.
    Nguyên nhân rất đơn giản: Bạn, chiếc máy bay và tất cả mọi thứ bên trong chiếc máy bay đang di chuyển cùng một tốc độ. Để cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay, bạn phải nhìn ra những đám mây bên ngoài cửa sổ.
    Mặc dù Trái đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này. Cách duy nhất để bạn cảm thấy sự chuyển động là gió táp vào mặt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, toàn bộ khí quyển Trái đất cũng di chuyển cùng tốc độ với chúng ta.
    Trai Dat quay 1.657km/h, tai sao chung ta khong cam nhan duoc?-Hinh-2
     
    Bên cạnh đó, Trái Đất cũng như một chiếc phi thuyền khổng lồ trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của nó cũng có những vật mốc như cây cối bên bờ sông, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Trái Đất đang chuyển động.
    Nhưng ở gần Trái Đất, lại không có vật gì làm chuẩn. Chỉ có những vì sao xa tít tắp giúp ta thấy được Trái Đất thay đổi vị trí theo ngày, tháng mà thôi. Các vì sao này ở quá xa, nên trong một thời gian ngắn mấy phút, mấy giây, chúng ta rất khó cảm nhận thấy Trái Đất đang dịch chuyển.
    Tuy nhiên, nếu như Trái Đất thay đổi tốc độ, hay thậm chí bất ngờ quay ngược lại thì bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy sự chuyển động này. Tuy nhiên, nó sẽ là một thảm họa, giống như một cú đạp phanh/thắng đột ngột ở cấp độ hành tinh trong khi khí quyển vẫn sẽ di chuyển với tốc độ 465m/s và quét trên bề mặt Trái đất.
    Trai Dat quay 1.657km/h, tai sao chung ta khong cam nhan duoc?-Hinh-3
     
    Để thay đổi quán tính này, chúng ta cần một lực tác động bên ngoài tác động vào. Khi đó, tất cả các quỹ đạo sẽ thay đổi và mọi thứ sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn.
    Ngoài ra, tốc độ của Trái đất không một hằng số mà nó đang quay chậm dần do lực hấp dẫn của Mặt trăng. Theo tính toán, mỗi ngày, Trái đất quay chậm khoảng 2/1.000 giây.
    Đây chính là lý do mà đôi khi người ta phải thêm 1 giây nhuận vào đồng hồ để đồng bộ thời gian của Trái đất và thời gian nguyên tử. Tuy nhiên, sự thay đổi này là rất nhỏ nên với chúng ta, Trái đất vẫn quay với tốc độ không đổi.

    Ảnh Trái đất từ không gian qua "mắt" tàu thăm dò mới của NASA

    (Kiến Thức) - Tàu thăm dò Mặt trời mới của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tên là Parker Solar Probe bất ngờ chụp lại hình ảnh Trái đất ở khoảng cách 27 triệu dặm trong không gian.

    Cụ thể, vào ngày 25/9/2018, đầu dò WISPR của tàu Parker Solar Probe, NASA bất ngờ chụp lại hình ảnh Trái đất chúng ta ở khoảng cách cực xa xôi tới 27 triệu dặm.

    Anh Trai dat tu khong gian qua
    Nguồn ảnh: phys. 

    Kịch bản khủng khiếp khi Trái đất bị xóa sổ hoàn toàn

    (Kiến Thức) - Những năm gần đây, nhân loại đối mặt với nhiều thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng đe dọa tới sự sống của con người trên Trái đất. Các chuyên gia đã chỉ ra một số kịch bản Trái đất sẽ bị xóa sổ bởi những thảm kịch tồi tệ nào trong tương lai.

    Kich ban khung khiep khi Trai dat bi xoa so hoan toan
    Theo tính toán của các chuyên gia, thảm họa núi lửa kinh hoàng xảy ra trong khoảng 100 triệu năm nữa có thể xóa sổ sự sống trên Trái đất

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới

    Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

    Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

    Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.