Trái đất có sự sống nhờ hành tinh Theia lao thẳng vào

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự kiện hành tinh Theia to bằng sao Hỏa lao vào trái đất, bắt đầu sự sống và tạo nên mặt trăng là có thật.

Trong bài báo vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution, nhóm khoa học gia đến từ Đại học Bristol (Anh) tuyên bố rằng sự sống trên trái đất bắt nguồn sớm hơn chúng ta từng nghĩ đến 100 triệu năm, tức 3,9 tỉ năm về trước thay vì 3,8 tỉ năm như một số nghiên cứu trước đó.

Trai dat co su song nho hanh tinh Theia lao thang vao
 Hành tinh Theia lao vào trái đất - ảnh đồ họa của NASA

Để tìm tổ tiên chung cổ xưa nhất của sinh vật trái đất, nhóm khoa học gia đã sử dụng dữ liệu phân tử từ 29 gene của 102 loài sinh vật sống khác nhau, tinh chỉnh bằng dữ liệu của 9 dạng hóa thạch để truy tìm ra sinh vật đơn bào đầu tiên.

Kết quả cho thấy sinh vật đầu tiên này ra đời khoảng 3,9 tỉ năm về trước sau quá trình phôi thai hàng trăm triệu năm của trái đất. Hóa thạch lâu đời nhất của sinh vật trái đất là những vi sinh vật 3,4 triệu năm tuổi vừa được phát hiện tại Tây Úc. Tuy nhiên trước đó đã có những dấu hiệu của carbon niên đại tới 4,1 tỉ năm. Carbon nguyên sơ được biết đến như vật liệu ban đầu để hình thành nên các "khối xây dựng sự sống", như những gì NASA đã tìm thấy dưới đáy hồ cổ 3 tỉ năm tuổi ở Sao Hỏa.

Trai dat co su song nho hanh tinh Theia lao thang vao-Hinh-2
 Vụ va chạm tác động mạnh mẽ đến hành tinh của chúng ta, sáp nhập vật chất của hai hành tinh và hình thành nên mặt trăng- ảnh: Viện Nghiên cứu Tây Nam SwRI

Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng các chuỗi phản ứng kỳ diệu để trái đất phôi thai ra sinh vật đầu tiên bắt nguồn từ một vụ va chạm hành tinh kinh hoàng: "hành tinh giả thuyết" Theia là có thật. Theia với kích thước tương đương Sao Hỏa đã lao thẳng vào trái đất 4,45 tỉ năm về trước.

Theia vỡ vụn, vật liệu của nó hòa trộn vào trái đất và thay đổi hành tinh của chúng ta vĩnh viễn. Nhiều mảnh vỡ từ vụ va chạm bắn lên quỹ đạo trái đất, hình thành một đám mây đá khổng lồ. Đám mây này sau đó lắng xuống và kết tụ thành mặt trăng. Đó là lý do các kết quả phân tích đá mặt trăng cho thấy nó chia sẻ những vật liệu tương tự như trái đất. Theia trong thần thoại Hy Lạp chính là vị titan đã sinh ra nữ thần mặt trăng Selene.

Trai dat co su song nho hanh tinh Theia lao thang vao-Hinh-3
 Sơ đồ mô tả cách các nhà khoa học dùng dữ liệu phân tử của các sinh vật hiện đại, tinh chỉnh bằng dữ liệu của sinh vật cổ đại để truy tìm tổ tiên chung xa xưa nhất - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Trong bài viết trên tạp chí The Conversation, bà Holly Betts, nghiên cứu sinh về cổ sinh vật học của Đại học Bristol, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục tinh chỉnh các kết quả khi con người tìm thấy thêm được những bằng chứng hóa thạch cổ xưa khác. Họ hy vọng nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn một giai đoạn lịch sử nguyên thủy còn nhiều bí ẩn.

Thêm phát hiện bất ngờ liên quan nguồn gốc nước trên Trái đất

(Kiến Thức) - Thêm một phát hiện bất ngờ liên quan tới nguồn gốc nước trên Trái đất được các nhà khoa học công bố. Khi chúng ta biết được thành phần tan chảy của thiên thạch, có thể tính được lượng nước mà thiên thạch mang xuống Trái Đất là bao nhiêu.

Một nghiên cứu mới về loại thiên thạch bazan hiếm gặp tên là Angrite cho thấy các chất dễ bay hơi trong nó là các nguyên tố và các phân tử có điểm sôi tương đối thấp như nước có thể đã được đưa vào hành tinh của chúng ta bằng thiên thạch trong suốt hai triệu năm đầu tiên của Hệ mặt trời.

Trái đất giữ chìa khóa phát hiện sự sống ngoài hành tinh?

(Kiến Thức) - Theo các nhà khoa học thuộc Đại học St Andrews và Đại học Cornell, những nghiên cứu mới về cách khí quyển trái đất phát triển theo thời gian có thể giữ chìa khóa để phát hiện sự sống trên các hành tinh ngoại lai.
 
 

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal cho thấy bầu khí quyển của Trái đất biến đổi theo thời gian như thế nào và nó tương ứng với sự xuất hiện của các dạng sống khác nhau trong vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Sarah Rugheimer dẫn đầu đã nghiên cứu các thời kỳ địa chất khác nhau từ lịch sử Trái đất, mô phỏng bầu khí quyển xung quanh các ngôi sao khác nhau, lớn hơn và nhỏ hơn mặt trời của chúng ta.
Nghiên cứu tập trung vào khí quyển Trái đất tại bốn thời điểm khác nhau trong lịch sử: trước khi các vi khuẩn xuất hiện (3,9 tỷ năm trước), sau khi vi khuẩn xuất hiện và sự gia tăng oxy lần đầu tiên (2 tỷ năm trước), trong lần oxy tăng mạnh lần thứ hai (800 triệu năm trước) và trái đất hiện nay. Tại mỗi điểm này, oxy, khí mê-tan và carbon dioxide đều có sự khác biệt rõ rệt.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.