Trả 2 triệu/ngày để được… đi tù

Rất nhiều người trẻ ở Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra $90 mỗi ngày (khoảng 2 triệu đồng) để bị nhốt lại trong “nhà tù” nhằm thoát khỏi những áp lực của công việc và cuộc sống.
 
 

Để được “nhốt lại” trong trại giam Prison Inside Me nằm tại phía đông bắc Hàn Quốc, khách hàng sẽ phải trả chi phí khoảng 2 triệu mỗi ngày. Nhà giam này không chỉ có người đi làm biết tới mà còn có cả những sinh viên sẵn sàng bị nhốt lại suốt 24 giờ trong phòng kín rộng khoảng 5m2. Ý tưởng kinh doanh này đã đánh đúng vào thực trạng làm việc khắc nghiệt đang diễn ra tại Hàn Quốc.
Tra 2 trieu/ngay de duoc… di tu
 
Tra 2 trieu/ngay de duoc… di tu-Hinh-2
 
Người lập ra khách sạn, cựu công tố viên Kwon Yong-seok cho biết, đã có giai đoạn ông làm việc thực sự vất vả với thời gian làm việc liên tục lên tới 100 giờ/ tuần. Quá mệt mỏi, Kwon bèn đề nghị với thống đốc nhà tù xin được ngồi trong tù một tuần để điều trị tâm lý.
Dĩ nhiên, lời đề nghị này bị từ chối. Nhưng Kwon đã lên ý tưởng mở một khách sạn theo phong cách nhà tù tại vùng núi cách Seoul 100km về phía đông bắc.
"Tôi cảm thấy quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần nhưng lại không đủ dũng cảm để từ bỏ công việc hiện tại. Tôi không biết phải làm gì với cuộc sống của mình trong thời gian tiếp theo", Kwon chia sẻ.
"Sau đó, tôi chợt nghĩ đến việc thử bị biệt giam trong vòng một tuần. Ở một thế giới không thuốc lá, rượu bia, thoát khỏi sếp và không tiếp xúc với công việc có lẽ sẽ giúp tôi thông suốt về những bước đi tiếp theo. Đó là lý do khiến tôi nảy ra ý tưởng về trại giam Prison Inside Me”.
Prison Inside Me có 28 phòng, bên trong trải một tấm thảm yoga, một chiếc bàn nhỏ, một cuốn sổ, bút viết, một cái bồn cầu, bồn rửa và một cửa sổ hướng về những ngọn đồi. Khi bước vào, khách hàng sẽ giống như những tù nhân thực sự. Họ phải ngủ trên sàn, ăn uống được phục vụ theo thời gian quy định thông qua khe cửa.
Tuy nhiên, khác với những nhà tù thực sự, sàn phòng ở đây sẽ được lát gỗ kèm theo hệ thống sưởi. Ngoài ra, sẽ có thêm một ấm đun nước và một bộ ấm pha trà.
Các phòng sẽ được khóa chặt ởbên ngoài, nhưng khách sẽ được hướng dẫn cách tháo chốt trong trường hợp thực sự khẩn cấp cần phải ra ngoài.
Tuy nhiên, theo Noh Ji-Hyant, người đồng sáng lập ra Prison Inside Me, rất hiếm trường hợp phải thoát ra trước thời hạn. Bởi lẽ với họ, thế giới bên ngoài mới thực sự là ngục tù.
"Mọi người ban đầu thấy ngồi trong buồng giam thật ngột ngạt. Nhưng ở trong đó rồi, họ mới nhận ra đây không thực sự là nhà tù. Chốn ngục tù thực sự là nơi họ sẽ phải trở về sau đó”, Noh nói.
Đến với Prison Inside Me, khách hàng sẽ phải nộp lại đồng hồ, điện thoại di động và mặc một bộ đồng phục màu xanh. Họ được khuyến khích không giao tiếp với các “tù nhân” khác nhưng vẫn có thể kiểm tra điện thoại một lần một ngày nếu có nhu cầu.
Tại Prison Inside Me, các "tù nhân" có thể chọn tham dự các lớp học tâm linh, phục hồi tinh thần. Nhưng đa số chọn ngồi thiền trong phòng, tự nhìn nhận lại bản thân nhiều hơn.
Park Woo-sub, một "tù nhân" từng sử dụng dịch vụ này cho biết: "Ban đầu cảm giác rất ngột ngạt. Nhưng ngay sau đó, nó đã giúp tôi có thời gian để nhìn lại bản thân và tự nói chuyện với chính mình”.
"Trớ trêu thay, nhà tù này lại mang đến cho tôi cảm giác được tự do" - một tù nhân khác tên Park Hye-Ri, 28 tuổi cho biết.
Hiện đã có hơn 2000 người đăng ký tới Prison Inside Me kể từ ngày mở cửa vào năm 2013. Mức giá để được "ngồi tù" tại đây là $90 mỗi ngày (khoảng 2 triệu đồng) và thời gian bị giam có thể kéo dài 1 tuần, mặc dù đa số chỉ chọn hai ngày.
Mặc dù được mệnh danh là "Vùng đất của những buổi sáng yên bình" nhưng Hàn Quốc lại là một trong những đất nước có cường độ làm việc quá sức trên thế giới. Năm 2017, trung bình mỗi người Hàn phải làm việc tới 2.024 giờ/năm, đứng thứ 3 trong số các nước có giờ làm nhiều nhất.
Tỉ lệ tự tử ở đây cao gấp đôi ở Mỹ và là một trong số các nước có tỉ lệ tự sát cao nhất thế giới.
Giữa năm 2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phải ra điều luật khống chế thời gian lao động chỉ tối đa 52 giờ/tuần (40 giờ cơ bản, 12 giờ làm thêm). Trước đó, thời gian tối đa là 68 giờ. Công ty nào bị phát hiện vi phạm có thể sẽ phải nộp một khoản tiền phạt lớn kèm theo 2 năm tù giam.

Tình mẫu tử trong trại giam

Ngày cuối năm, trong khuôn viên Trại giam Quyết Tiến (Tuyên Quang), hoa đua nhau khoe sắc. Lại một mùa xuân, mẹ con cùng đón Tết ở buồng giam.

Tinh mau tu trong trai giam
Em bé con tù nhân Giàng Thị Dinh mới được 6 tháng tuổi. Ảnh: Quang Lộc 
Sinh ra ở buồng giam
Là một trong số những phạm nhân có con nhỏ được chăm sóc ở Trại giam Quyết Tiến, chị Nông Thị Hường (SN 1985, người Tày ở Hòa An, Cao Bằng) đang cho con bú. Cháu gần 9 tháng tuổi. No sữa, bé lim dim ngủ trên tay mẹ. “Tôi vào đây do lỗi lầm, nhưng con nó không có tội nhưng vẫn phải ở tù với mẹ thương lắm”, chị Hường quệt nước mắt bắt đầu câu chuyện.
Hường bị án 7 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sinh ra trong gia đình nông dân, chị học hết lớp 9, ở nhà theo bố, mẹ làm rẫy. 18 tuổi, Hường kết hôn với một thanh niên trong xã và sinh hạ con trai đầu lòng. Chồng Hường xuống TP Cao Bằng làm ăn và bị nghiện ma túy.
“Các bé ở trại giam cùng mẹ cũng vì bất đắc dĩ. Các cháu được trại chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ Nhà nước. Nhưng nhà trẻ trại giam không thể bằng bên ngoài, bởi dù gì cũng là nơi thi hành án. Theo quy định các cháu chỉ ở đây đến đủ 3 tuổi, nếu khi đó mẹ của các cháu vẫn tiếp tục cải tạo mà các cháu không được đưa về nhà thì trại giam sẽ chuyển các cháu đến trung tâm bảo trợ xã hội”.
Thiếu tá Đỗ Quang Hạnh, Phó giám thị Trại giam Quyết Tiến
Bập vào thuốc phiện, bao đồ đạc có giá trị trong gia đình, chồng bán sạch. Hường kể, thường chồng yêu thương vợ con, nhưng lên cơn là như quỷ dữ, bắt vợ vay mượn tiền, mua thuốc. Cuối 2015, Hường bị bắt khi đang mua ma túy cho chồng. Lúc này, chị đã có bầu 3 tháng. Không lâu sau, chồng Hường cũng bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy. “Ông bà nội mất cả rồi. Cháu lớn 2 tuổi tôi gửi ông bà ngoại trông. Còn cháu thứ 2, bất đắc dĩ phải theo mẹ ngồi tù thế này”, chị Hường nói.
Hằng ngày, chị Hường lao động cải tạo ở trại, con gửi nhà trẻ được các bảo mẫu (người được cán bộ trại giam cắt cử trông trẻ - PV) trông. Giờ nghỉ trưa, tối chị được bên con. “Khi biết có bầu gia đình đấu tranh tư tưởng nhiều. Bỏ đi thì có tội, nhưng giữ con lớn lên trong tù cũng thiệt thòi nhiều. Sau nghĩ trời sinh trời dưỡng, sinh trong tù nhưng cháu lớn lên sẽ không như bố mẹ nó”, chị Hường nói.
Dính phải “nàng tiên nâu”, chị Vũ Thị Hiền (SN 1988, người dân tộc Mông ở Bắc Quang, Hà Giang) phải thụ án 3 năm vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bế trên tay con nhỏ hơn 9 tháng tuổi, bé cười tít mắt mỗi khi thấy ai xòe tay với nó. Khuôn mặt Hiền hốc hác, gầy còm vì sử dụng ma túy nhiều. Sinh ra trong gia đình nghèo, 17 tuổi Hiền lập gia đình. Bất hạnh ập đến với người vợ trẻ khi mang bầu đứa thứ 2, chồng đột ngột lâm bệnh qua đời. Gặp cú sốc tinh thần quá lớn, Hiền tìm đến ma túy đá giải sầu và nghiện lúc nào không hay. “2 đứa con giờ là động lực và là hi vọng để mình tiếp tục sống. Mình cố gắng cải tạo tốt để được giảm án, đưa con sớm trở về với gia đình”, Hiền nói, mắt rơm rớm.
Tinh mau tu trong trai giam-Hinh-2
Những giọt nước mắt ân hận, thương con của những người mẹ khoác áo tù. Ảnh: Quang Lộc 
Ở cùng nhà trẻ với các cháu nhỏ, phạm nhân Giàng Thị Dinh (SN 1995, dân tộc Mông ở Bát Xát, Lào Cai) đang thi hành án vì tội buôn bán người. Có ngoại hình xinh xắn, làn da trắng, tuổi đời còn trẻ nhưng Dinh đã là mẹ đơn thân. Dinh sinh ra trong gia đình nghèo có 2 chị em, mẹ mất sớm khi cô còn bé.
Học hết lớp 7, Dinh ở nhà làm ruộng. Cuộc sống khó khăn, qua mạng Dinh quen biết một nhóm người chuyên “kiếm vợ cho đàn ông Trung Quốc”. Dinh kể, nếu đưa được một cô gái trẻ nào qua cửa khẩu gặp mặt, nhóm người kia sẽ trả vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Tháng 11/2015, khi đang cùng đồng bọn dẫn 1 cô gái trẻ qua biên giới, Dinh bị cơ quan chức năng bắt giữ và tuyên án 6 năm 6 tháng tù giam. Vào trại tạm giam, Dinh mới biết đang mang bầu với một sinh viên ở gần nhà. Khi gia đình cô đặt vấn đề qua lại bị gia đình người yêu ngăn cấm.
Tháng 7/2016, Dinh một mình trở dạ rồi vượt cạn sinh bé trai đầu lòng trong trại giam. Không có bố, đứa trẻ mang họ mẹ. Đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên Dinh được ưu tiên hơn so với những phạm nhân khác là chưa phải lao động cải tạo để dành thời gian chăm con.
Rưng rưng đón Giao thừa
Giàng Thị Dinh cho biết, ngày Tết ở trại giam cũng có hoa đào, gói bánh chưng cho phạm nhân. Nhưng Tết đến, nỗi nhớ nhà, khát khao hoàn lương lại dâng lên. “Những đứa trẻ khác chắc giờ này đang cùng bố, mẹ, người thân đi chợ Tết, mua sắm quần áo, đồ chơi… còn con mình lủi thủi cùng mẹ trong buồng giam. Tuổi thơ của con chỉ quanh mấy bức tường, những bộ quần áo phạm nhân sọc đen trắng”, Dinh ôm con nước mắt lưng tròng.
Tinh mau tu trong trai giam-Hinh-3
Con gái là động lực để chị Nông Thị Hường cố gắng cải tạo tốt. 
Dinh còn nhớ như in Tết giao thừa năm 2016, bởi đó là lần đầu tiên cô gái trẻ mơ mộng đón Tết ở trại. Bụng bầu bí, cô nhớ gia đình, nhớ những Giao thừa theo chị đi mừng tuổi, cùng người yêu đi chợ tình. “Nghe vọng tiếng pháo hoa năm mới, sờ bụng thấy con đạp chân mình khóc to hơn. Những mùa Xuân đầu đời của con là phải cùng mẹ đón Tết ở buồng giam”, Dinh kể.

3 vùng ở Nhật Bản nổi tiếng có nhiều mỹ nhân

Bạn biết không, có 3 vùng được mệnh danh là “Tam đại mỹ nhân” (日本 三大 美人), nghĩa là “3 vùng đất nổi tiếng có nhiều con gái đẹp nhất Nhật Bản”.

1. Akita

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.