TPBVSK Vương Lực Khang bị cảnh báo vi phạm quảng cáo thế nào?

(Kiến Thức) - Dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng sản phẩm Vương Lực Khang vẫn ngang nhiên quảng cáo trên các trang web giống như một loại thuốc điều trị.

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, thời gian vừa qua trên website banlinhdanong.meohay.website có quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lực Khang vi phạm quy định quảng cáo thực phẩm.
Theo khảo sát của Kiến Thức, không ít trang website như http://chuayeusinhly.tapchisongkhoe365.com, http://vuongluckhang.com, banlinhdanong.meohay.website... quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lực Khang như là một loại thuốc điều trị chứ không phải thực phẩm chức năng.
TPBVSK Vuong Luc Khang bi canh bao vi pham quang cao the nao?
 Giấp xác nhận số 22409/2017/ATTP-XNCB do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp cho Vương Lực Khang.

Cụ thể, theo giấp xác nhận số 22409/2017/ATTP-XNCB do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp cho Vương Lực Khang thì sản phẩm này chỉ được phép quảng cáo là "hỗ trợ giúp bồi bổ nguyên khí, hỗ trợ giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục ở nam giới."

Tuy nhiên, trên website banlinhdanong.meohay.website (trang web bị Cục ATTP cảnh báo vì vi phạm quy định quảng cáo thực phẩm), Vương Lực Khang được quảng cáo với công dụng như một loại thuốc điều trị. Theo quảng cáo của website này, Vương Lực Khang có tác dụng “Đập tan tận rễ xuất tinh sớm, yếu sinh lý, liệt dương lâu năm; Cương cứng 100%, kéo dài cuộc yêu đến 25-45 phút; Tăng cường sinh lực, ham muốn, tăng kích thước dương vật một cách tối đa...”

Cũng theo khẳng định của trang này, sau khi dùng Vương Lực Khang, khách hàng sẽ có "sinh lực gia tăng mạnh mẽ, ham muốn quay trở lại; tần xuất và thời gian quan hệ gia tăng hơn trước gấp nhiều lần; triệu chứng xuất tinh sớm dần biến mất".

TPBVSK Vuong Luc Khang bi canh bao vi pham quang cao the nao?-Hinh-2
Vương Lực Khang được quảng cáo trên website banlinhdanong.meohay.website. Ảnh: Chụp màn hình.
Ngoài ra, trang web này còn quảng cáo công dụng thành phần của Vương Lực Khang không đúng theo quy định quảng cáo của Cục An toàn thực phẩm. Cụ thể, trang này ưu việt hóa tác dụng của các thành phần có trong sản phẩm như:
- Nhung hươu: Hỗ trợ chữa yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sinh hồng cầu;
- Bá bệnh: Làm tăng nồng độ hormon nam, làm tăng hoạt động của enzym CYP17 trong tinh hoàn, làm tăng tỉ lệ chuyển đổi tiền chất(DHEA) androge
- Ba kích: Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ điều trị bệnh xuất tinh sớm, di tinh mộng tinh ở nam giới.
- Dâm dương hoắc: Chứa một lượng rất lớn chất L-Aginine – một loại chất có tác dụng kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường sinh dục, tăng lưu lượng máu trong cơ thể.....
TPBVSK Vuong Luc Khang bi canh bao vi pham quang cao the nao?-Hinh-3
 Banlinhdanong.meohay.website dùng hình ảnh người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm Vương Lực Khang. Ảnh: Chụp màn hình.

Website banlinhdanong.meohay.website còn sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng bá, thổi phồng công dụng sản phẩm Vương Lực Khang. Cụ thể, trang web này đang sử dụng hình ảnh nghệ sĩ hài Chiến Thắng quảng cáo sản phẩm của họ, trong khi quy định không được sử dụng uy tín, hình ảnh của cơ quan y tế, người bệnh, người nổi tiếng… để quảng cáo cho các sản phẩm.

Tương tự, trang http://vuongluckhang.com được coi là website chính thức của Vương Lực Khang cũng có những bài giới thiệu sản phẩm không đúng quy định. Trang này quảng cáo sản phẩm Vương Lực Khang có những tác dụng siêu việt như tăng ham muốn, tăng cương cứng, sản xuất tinh trùng...

Ngoài ra, website http://chuayeusinhly.tapchisongkhoe365.com có thể cũng là một trang web của Vương Lực Khang khi quảng cáo cho sản phẩm này tương tự như website vi phạm quảng cáo Vương Lực Khang bị cảnh báo

TPBVSK Vuong Luc Khang bi canh bao vi pham quang cao the nao?-Hinh-4
Website http://chuayeusinhly.tapchisongkhoe365.com quảng cáo Vương Lực Khang như thuốc điều trị. Ảnh: Chụp màn hình.

TPBVSK Vuong Luc Khang bi canh bao vi pham quang cao the nao?-Hinh-5
Quảng cáo của Vương Lực Khang trên http://chuayeusinhly.tapchisongkhoe365.com. Ảnh chụp màn hình. 
Trang http://chuayeusinhly.tapchisongkhoe365.com đã vi phạm pháp luật khi quảng cáo ưu việt hóa công dụng, chức năng và các thành phần của Vương Lực Khang. Trang này cũng có nhiều hình ảnh và nội dung quảng cáo Vương Lực Khang tương tự trên website bị cảnh báo và website vuongluckhang.com. 
Như vậy, dù giấy xác nhận công bố của Cục ATTP chỉ công nhận Vương Lực Khang là thực phẩm chức năng, nhưng cách quảng cáo sản phẩm này khiến người tiêu dùng nhầm tưởng là thuốc chữa bệnh yếu sinh lý. Chưa rõ về chất lượng và độ an toàn của Vương Lực Khang  thế nào nhưng người tiêu dùng cần thận trọng khi tìm hiểu sản phẩm, bởi một sản phẩm đã vi phạm qui định nghiêm trọng liệu có thể là một sản phẩm chất lượng?

TPCN Best Slim lừa khách bị phạt... còn chứa chất cấm nguy hiểm

(Kiến Thức) - TPCN Best Slim lừa khách hàng bị phạt 50 triệu đồng, nhưng sốc hơn cả là trước đó, TPCN này nhiều lần bị đình chỉ lưu hành, "bán hàng chui" và chứa chất cấm nguy hiểm.

Mới đây TPCN Best Slim lừa khách bị phạt 50 triệu đồng. Theo đó đơn vị kinh doanh TPCN này đã quảng cáo láo, đánh lừa người tiêu dùng gây hiểu nhầm là loại thuốc chữa bệnh.
Không chỉ vậy, TPCN Best Slim còn bị nhiều người tiêu dùng tố thổi phồng công dụng, chức năng thực sự, trong khi hiệu quả sử dụng lại không hề công hiệu như quảng cáo. Ngoài ra, nhiều người còn bày tỏ sự nghi ngờ về nguồn gốc của TPCN này.

Công ty Mộc Hoa Đường liên tục dính phốt quảng cáo “láo"

(Kiến Thức) - Công ty TNHH Mộc Hoa Đường thời gian qua liên tục dính phốt sai phạm trong quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: An Phế Khang, Vương Lực Khang, Navi Xoan, Liver Rolex, Ăn ngon ngủ ngon MH và Dạ dày Mộc Hoa.

Công ty Mộc Hoa Đường liên tục "dính" phạt
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6/2018, cơ quan này đã tiến hành xử phạt 12 doanh nghiệp vi phạm các quy định về quảng cáo và một doanh nghiệp vi phạm quy định đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp công bố sản phẩm.
Trong đó, Công ty TNHH Mộc Hoa Đường bị phạt 35 triệu đồng do quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: An Phế Khang, Vương Lực Khang, Navi Xoan, Liver Rolex, Ăn ngon ngủ ngon MH... không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Cong ty Moc Hoa Duong lien tuc dinh phot quang cao
Dạ dày Mộc Hoa từng bị phạt 60 triệu đồng vì quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh. 
Mới đây nhất (tháng 9/2018), Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm tiếp tục ra quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Mộc Hoa Đường 60 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày Mộc Hoa trên các website http://dactridaday.com và http://www.thaomocdaday.com gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu cơ sở vi phạm tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.
Hàng loạt sản phẩm Mộc Hoa Đường mập mờ quảng cáo
Mặc dù Công ty TNHH Mộc Hoa Đường bị cơ quan chức năng xử phạt quảng cáo mập mờ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày Mộc Hoa, tuy nhiên, báo Gia đình Việt Nam ngày 26/9 cho hay, sản phẩm này vẫn tiếp tục được quảng cáo, rao bán rầm rộ.
Cụ thể, website http://chuyengiadaday.com/ liên tục quảng cáo sản phẩm Dạ dày Mộc Hoa như thuốc chữa bệnh dưới hình thức câu chuyện nhân vật chia sẻ: "Không còn bị bệnh Dạ Dày hành hạ sau gần 3 năm khổ sở" với bài viết này, phía công ty còn đưa kèm địa chỉ, hình ảnh và cả video nhân vật chia sẻ về việc dùng sản phẩm đã hết hẳn bệnh và niềm vui đã trở lại.
Cong ty Moc Hoa Duong lien tuc dinh phot quang cao
TPCN Navi Xoan được quảng cáo như thuốc chữa bệnh. 

Ngày 28/3, thông tin trên phapluat.net cho biết, một sản phẩm khác do Công ty Mộc Hoa Đường phân phối là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Navi Xoan cũng được nhiều website, trang bán hàng quảng cáo như một loại thuốc đặc trị.

Theo đó, Navi Xoan do Công ty Cổ phần Truepharmco (địa chỉ ở thôn Nghĩa Hảo, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sản xuất và được Công ty TNHH Mộc Hoa Đường phân phối rộng rãi ra thị trường. Sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm, thuộc nhóm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" theo văn bản số 25847/2017/ATTP-XNCB ngày 31/07/2017.

Tuy nhiên, tại nhiều website http://www.thaoduocxoang.com/, http://www.dongyvn.net/viemxoang cùng nhiều địa chỉ facebook, zalo... sản phẩm NAVI XOAN được quảng cáo với đủ công năng như một loại thuốc có khả năng “điều trị”, “đặc trị”, viêm xoang và viêm mũi.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Thu Hằng - lãnh đạo Công ty Mộc Hoa Đường cho rằng: Sản phẩm Navi Xoan đúng là của công ty mình phân phối và bán ra thị trường, những sai phạm khi quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh thì phía công ty có biết nhưng không kiểm soát được. Việc này là do các bên phân phối sản phẩm tự quảng cáo trên website cũng như mạng xã hội để bán được hàng. Công ty đã có động thái gọi điện và nhắc nhở một số bên có hành vi quảng cáo sai phép đồng thời cũng dừng hợp tác với một số đơn vị cố tình vi phạm.

Cùng với Navi Xoan, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Phế Khang do Mộc Hoa Đường phân phối cũng dính "phốt" quảng cáo, giới thiệu như một loại "thần dược" có tác dụng đặc trị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt, viêm amidan.
Cong ty Moc Hoa Duong lien tuc dinh phot quang cao “lao“-Hinh-3
Dù chỉ là thực phẩm chức năng, nhưng sản phẩm An Phế Khang lại được quảng cáo, giới thiệu như thuốc đặc trị. Ảnh: Thương hiệu&Công luận.
Theo thông tin trên báo Thương hiệu và Công luận ngày 3/3/2018, sản phẩm An Phế Khang do Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm số 25847/2017/ATTP-XNCB và do Công ty TNHH Mộc Hoa Đường phân phối nhưng trên website: http://www.dongyvn.net, http://www.dutdiemviemxoang.com, http://www.suckhoeantam.com, http://www.tridutdiemviemhong.com/, https://www.sendo.vn và trên mạng xã hội facebook, zalo, sản phẩm này được quảng cáo với đủ các loại công năng như một loại thuốc chữa bệnh.
Chưa hết, dù trong Điều 3 - Thông tư 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế có ghi rõ một trong các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm là: "Sử dụng hình ảnh, uy tín, của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm", nhưng trong video tại một số website trên đều sử dụng hình ảnh của PGS. TS. Nguyễn Thế Thịnh - Trưởng bộ môn ngoại Y học cổ truyền của Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, nói về sản phẩm An Phế Khang?
Trước đó ngày 2/2/2018, báo Pháp luật&Dân sinh phản ánh thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ăn ngon ngủ ngon MH, một sản phẩm khác do Công ty Mộc Hoa Đường phân phối cũng mập mờ quảng cáo.
Cụ thể, Ăn ngon ngủ ngon MH được Cục an toàn thực phẩm xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, thuộc nhóm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" theo văn bản số 22413/2017/ATTP-XNCB, tuy nhiên quảng cáo trên trang sanphamtangcan.com khẳng định: Sản phẩm Ăn ngon ngủ ngon MH không chỉ giúp tăng cân nhanh chóng, ăn ngon ngủ sâu mà còn "bổ tì khai vị", chống lại chứng tim mạch suy nhược, tăng cường hệ miễn dịch. Theo đó, hứa hẹn "dứt điểm gầy sau một liệu trình", "dùng một lần duy nhất - tăng cân mãi mãi".
Đáng nói, khi trả lời câu hỏi về việc quảng cáo sai công dụng của một sản phẩm, chị Lê Thị Thu Hằng tự xưng là nhân viên tư vấn của Cty TNHH Mộc Hoa Đường cho biết: "Khi tư vấn sẽ nói khác so với quảng cáo, quảng cáo sẽ chỉ là câu view của khách hàng để họ chú ý đến, nhằm nhấn mạnh sản phẩm".
Qua các vi phạm có thể thấy, nhiều sản phẩm, thực phẩm chức năng của Công ty Mộc Hoa Đường phân phối có sự mập mờ quảng cáo như thuốc chữa bệnh. Thậm chí để củng cố lòng tin của người bệnh, các quảng cáo này còn được thể hiện dưới dạng tin nhắn chia sẻ, cảm ơn của các nhân vật có đầy đủ tên tuổi, kèm theo đó là nội dung giới thiệu hàng ngàn khách hàng khỏi bệnh khi sử dụng sản phẩm để nhiều người tin vào công dụng sản phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, khẳng định: Thực phẩm chức năng (TPCN) chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, TPCN nên tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người.
Ông Phong cho biết thêm, nhiều công ty kinh doanh TPCN luôn muốn quảng cáo quá lên công dụng để thu hút người dùng. "Tôi kêu gọi người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có quảng cáo dưới các hình thức như: dùng thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, dùng hình ảnh cán bộ y tế quảng cáo, sử dụng danh nghĩa, hình ảnh cơ quan y tế quảng cáo. Bởi với những hành vi quảng cáo này, chưa cần kiểm tra đã cho thấy quảng cáo không đúng quy định. Trong khi cơ quan chức năng đang xác minh, xử lý, người tiêu dùng kiên quyết không mua sản phẩm quảng cáo như vậy".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.