Tôm rất tốt cho sức khỏe nhưng kiểu người này không nên ăn

Tôm là thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, khoáng chất... bổ dưỡng cho cơ thể con người. Nhưng nếu bạn đang mắc những bệnh này thì nên tránh xa tôm nhé!

Những người không nên ăn tôm kẻo rước bệnh

Người đang bị ho khó thở: Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ: Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Người có hàm lượng cholesterol cao: Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang có triệu chứng viêm: Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị dị ứng hải sản: Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý không nên ăn.

Người yếu bụng lạnh bụng: Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Tom rat tot cho suc khoe nhung kieu nguoi nay khong nen an

Người mắc bệnh gút và viêm khớp: Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Thực phẩm kỵ với tôm

Tôm kỵ mướp đắng: Đây là sự kết hợp có thể gây độc vì tôm không nên kết hợp với vitamin C có nhiều trong mướp đắng hay sẽ tạo thành vì asen hay còn gọi là thạch tín rất độc.

Tôm kỵ súp lơ: Súp lơ là cũng là một trong những loại rau củ kỵ với tôm. Tương tự như mướp đắng hàm lượng vitamin C trong súp lơ cũng rất cao nên không nên ăn chung với tôm.

Tôm kỵ táo tàu: Nếu tách hai nguyên liệu này ra thì thực phẩm nào cũng bổ dưỡng cho sức khoẻ nhưng khi kết hợp giữa tôm và táo tàu lại là tạo ra chất độc.

Tôm kỵ dầu oliu: Dầu Oliu được biết đến vì lợi ích tuyệt vời nó mang lại đặc biệt là calcium tốt cho xương. Nhưng một lần nữa hai nguyên liệu tốt lại tạo ra một món ăn xấu.

Ăn táo tàu khô giúp an thần, tốt cho sức khỏe

Táo tàu khô là một vị thuốc trong y học cổ truyền giúp bạn an thần, ngủ ngon tốt cho sức khỏe.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Táo tàu là một vị thuốc trong Đông y dùng táo tàu để trị chứng mất ngủ, vì cả thịt lẫn hạt táo đều chứa nhiều chất saponin giúp cho bạn an thần ngủ ngon giấc. Táo tàu được cho là loại chất được đánh giá là có tác dụng kích thích giấc ngủ tự nhiên.

Điểm danh 5 bệnh mùa thu thường gặp và cách phòng tránh

Các bệnh mùa thu thường gặp có liên quan trực tiếp tới thời tiết khô hanh và sự suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Nhóm các bệnh mùa thu thường gặp bao gồm: Hen suyễn dị ứng, viêm loét dạ dày, đau mắt đỏ và suy tim. Những bệnh này có liên quan lớn tới sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm, thời tiết khô hanh và hệ miễn dịch bị suy giảm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.