Tin Bình Dương bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ 12-18 tuổi là chưa đúng

Bình Dương mới chỉ có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế để tiêm vắc xin cho trẻ 12-18 tuổi, chứ không phải bắt đầu tiêm cho lứa tuổi này.

Nhiều ngày nay, một số trang mạng xã hội và trang tin xuất hiện thông tin Bình Dương tiêm vắc xin cho trẻ 12-18 tuổi. Ngày sau khi đăng tải, thông tin nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là phụ huynh.
Nhiều người thắc mắc, tại sao tỉnh tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em, nhưng con em họ lại bị bỏ qua. Không ít phụ huynh đến các cơ sở y tế địa phương yêu cầu tiêm vắc xin cho con nhưng đều bị từ chối.
Sáng 18/9, trả lời VTC News, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết, thông tin Bình Dương bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ 12-18 tuổi là chưa đúng.
Tin Binh Duong bat dau tiem vac xin  cho tre 12-18 tuoi la chua dung
Tính đến ngày 17/9, Bình Dương đã tiêm 1.919.480 liều vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, chiều 17/9, Sở Y tế tỉnh Bình Dương có văn bản gửi đến các đơn vị, địa phương về việc rà soát, lập danh sách các đối tượng từ 12-18 tuổi chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19. Động thái này được thực hiện sau khi Bình Dương cơ bản hoàn thành việc tiêm vắc xin mũi 1 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Để đảm bảo ổn định đời sống, làm việc, học tập của người dân trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị các đơn vị, địa phương nhanh chóng rà soát và lập danh sách các đối tượng từ 12-18 tuổi gửi về Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương trước ngày 23/9 để trình UBND tỉnh Bình Dương.
Dựa trên danh sách này, UBND tỉnh sẽ xin ý kiến Bộ Y tế về việc tổ chức tiêm vắc xin cho đối tượng từ 12-18 tuổi để tạo miễn dịch cộng đồng.
Đến thời điểm hiện tại, vị này khẳng định Bộ Y tế chưa cho phép. Thông tin đang lan truyền là thông tin chưa đúng, gây hiểu lầm cho người dân.
Theo báo cáo cử Sở Y tế Bình Dương, tính từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương ghi nhận 173.086 ca mắc COVID-19, 1.577 bệnh nhân tử vong. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã tiêm 1.919.480 liều vắc xin (1.864.445 mũi 1 và 55.035mũi 2).

Tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, các điểm: Hà Nội nên “chi viện” giữ trật tự... để bác sĩ làm chuyên môn

Về điểm tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, trao đổi với Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, Hà Nội cần bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, hỗ trợ lực lượng y tế để các bác sĩ tập trung vào chuyên môn.

Hà Nội cần “chi viện” lực lượng giữ trật tự điểm tiêm vắc xin COVID-19 để bác sĩ tập trung làm chuyên môn, chống dịch

“Hà Nội phải nâng cao vai trò trong chống dịch, chú trọng hơn nữa việc chống dịch ngay tại các điểm tiêm vắc xin COVID-19”, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhãn học Việt Nam, phải tăng cường các điều kiện hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin COVID-19, bởi sắp tới Hà Nội sẽ tăng các điểm tiêm chủng.

“Sự việc diễn ra tại Bệnh viện E - Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm. Chủ trương thay đổi về mặt tiếp cận chống dịch đã mới hơn, trong thời điểm này chống dịch COVID-19 là số 1. Hà Nội phải đẩy chống dịch lên hàng đầu, trong đó phải quan tâm đến các điểm tiêm vắc xin. Do vậy phải bố trí cả lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, cơ sở và các điều kiện để tiến hành tiêm dịch cùng với đội ngũ cơ sở y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.

TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 lúc nửa đêm

Nhằm đáp ứng yêu cầu sớm phủ vắc xin phòng Covid-19 nhanh nhất cho người dân, nhiều nơi ở TP.HCM đã tổ chức tiêm vắn xin thêm vào ban đêm từ 18h đến 23h.

TP.HCM to chuc tiem vac xin Covid-19 luc nua dem

 

Tối muộn 7/8, phường Tân Hưng Thuận, quận 12 (TP.HCM) đã tổ chức tiêm vắc xin cho hơn 700 người dân, tuổi từ 18 đến dưới 65, không phân biệt hộ khẩu, chỉ cần cư trú trên địa bàn phường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.