Tiết lộ rùng mình từ kho báu thủy tinh 1.800 năm ở Nam Cực

Bảy mảnh thủy tinh đặc biệt tìm thấy từ độ sâu 279m dưới lòng lục địa băng giá Nam Cực được các nhà khoa học mô tả là một phát hiện bằng vàng.

TS Stephen Piva từ Trường Địa lý, môi trường và Trái Đất thuộc Đại học Victoria ở Wellington - New Zealand cho biết các mảnh thủy tinh lạ lùng giữa lục địa không người này đã được tạo nên từ năm 232 sau Công nguyên, từ một trong những sự kiện thảm khốc nhất nhân loại.

Theo Live Science, đó là vụ phun trào núi lửa Taupō ở New Zealand, một trong những "thảm họa lửa" kinh hoàng nhất trên Trái Đất 5.000 năm qua.

Tiet lo rung minh tu kho bau thuy tinh 1.800 nam o Nam Cuc

Thủy tinh lấp lánh vương vãi khắp nơi từ New Zealand đến Thái Bình Dương, bay tới tận Nam Cực sau cú bùng nổ của "quái vật lửa" 1.800 năm trước - Ảnh: James L. Amos

Có nhiều tranh cãi xung quanh thảm họa đó, bao gồm thời gian xảy ra thảm họa và quy mô của nó. Một số nghiên cứu dựa trên vòng cây đã giúp ước tính sơ bộ về năm Taupō phun trào.

Tuy nhiên, bảy mảnh thủy tinh ở Nam Cực đã thực sự đưa ra câu trả lời chuẩn xác về thời điểm sự việc xảy ra, cũng như chứng minh độ kinh hoàng của thảm họa.

Thủy tinh được tìm thấy ở Nam Cực tất nhiên không phải do con người làm ra và chôn giấu - vì Nam Cực không có một cộng đồng cổ đại nào sinh sống - mà nó là "thủy tinh núi lửa".

Taupō đã bùng nổ mạnh đến nổi thủy tinh được sinh ra từ nhiệt độ và áp suất cực độ đã bắn xa tới tận Tây Nam Cực, ẩn mình trong băng giá.

Nguồn gốc của "kho báu" đáng sợ này được tiết lộ thông qua thành phần các mảnh thủy tinh. Có 6 mảnh trong số đó là thủy tinh từ vụ phun trào núi lửa Taupō.  

Mảnh thứ bảy thậm chí còn đáng sợ hơn, vì nó đại diện cho tận 2 cú bùng nổ. Nó được tạo nên bởi núi lửa Ōruanui, phun trào cách đây 25.500 năm. Mảnh thủy tinh này đã ở lại gần Ōruanui sau thảm họa.

Tuy nhiên, 1.800 năm trước, quái vật lửa Taupō mạnh đến nỗi hất tung thủy tinh của vụ phun trào trước, đẩy nó bay tới tận Nam Cực.

Các mảnh vụn cùng nguồn gốc cũng được phân tán khắp Đảo Bắc của New Zealand, phía Tây Nam Thái Bình Dương..., thể hiện sức mạnh của vụ phun trào.

Theo các dữ liệu, vụ phun trào Taupō kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, lên đến đỉnh điểm bằng một vụ nổ dung nham cực kỳ mạnh mẽ, tàn phá khu vực rộng 20.000 km2.

Phát hiện cả “thế giới lạ” ẩn mình dưới lớp băng Nam Cực

Các nhà khoa học mới phát hiện một hệ sinh thái ở độ sâu 500m dưới lớp băng ở Nam Cực. Theo đó, những sinh vật nhỏ lần đầu lộ diện gây bất ngờ lớn.

Phat hien ca “the gioi la” an minh duoi lop bang Nam Cuc
 Nhóm các nhà khoa học đa ngành do nhà vật lý biển Craig Stevens thuộc Viện Quốc gia về Nước và Khí quyển (NIWA) dẫn đầu đã phát hiện ra một hệ sinh thái ở độ sâu 500m bên dưới lớp băng ở Nam Cực.

Phát hiện vật thể khổng lồ xuất hiện ở Nam Cực

Nam Cực nằm ở cực nam của trái đất, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt. Do khí hậu vô cùng lạnh giá nên ở Nam Cực không có con người sinh sống.

Nam Cực được mệnh danh là lục địa thứ 7. Tổng diện tích của lục địa Nam Cực là 13,9 triệu km vuông, đứng thứ 5 trong số các lục địa trên thế giới. Mọi thứ bạn thấy ở Nam Cực đều là cảnh tuyết phủ trắng xóa. Vẫn còn rất nhiều sinh vật dễ thương ở Nam Cực, chẳng hạn như chim cánh cụt, nhưng với sự phát triển của thế giới ngày nay, vấn đề nóng lên toàn cầu ngày càng trở nên nổi cộm, dẫn đến sự tan chảy của các sông băng ở Nam Cực, và sự tồn tại của các sinh vật cũng đang phải đối mặt với rất lớn trước thách thức.

Đọc nhiều nhất

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.