Thủy tinh lỏng phát hiện là một trạng thái vật chất mới

Thông thường, khi một vật liệu chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, các phân tử xếp thành hàng để tạo thành một mẫu tinh thể

  Thuy tinh long phat hien la mot trang thai vat chat moi
Ảnh minh họa.

Trong thủy tinh, điều này không xảy ra. Thay vào đó, các phân tử được đóng băng tại chỗ trước khi kết tinh xảy ra.

Nghiên cứu do các giáo sư tại Đại học Konstanz (Đức) vừa bổ sung thêm một lớp phức tạp nữa cho câu hỏi hóc búa về thủy tinh. Sử dụng một hệ thống mô hình liên quan đến huyền phù của chất keo hình elip được thiết kế riêng, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một trạng thái vật chất mới, thủy tinh lỏng, nơi các hạt riêng lẻ có thể di chuyển nhưng không thể quay - hành vi phức tạp chưa từng được quan sát thấy trong thủy tinh số lượng lớn.

Huyền phù keo là hỗn hợp hoặc chất lỏng có chứa các hạt rắn có kích thước micromet, phổ biến trong số các nhà khoa học nghiên cứu sự chuyển đổi thủy tinh vì chúng có nhiều hiện tượng cũng xảy ra trong các vật liệu tạo thủy tinh khác.

  Thuy tinh long phat hien la mot trang thai vat chat moi-Hinh-2

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra điều này trong một hệ thống mẫu của các chất huyền phù dạng keo. Hỗn hợp này được tạo thành từ các hạt rắn cỡ lớn trôi lơ lửng trong một chất lỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà khoa học quan sát được hành vi vật lý của các nguyên tử hay phân tử. Thông thường, các hạt này có dạng hình cầu, nhưng trong những thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hạt hình elip để có thể dễ dàng biết được chúng đang chỉ về hướng nào.

Các nhà nghiên cứu đã thử nhiều dạng cô đặc của các hạt trong chất lỏng, theo dõi cách chúng di chuyển và xoay. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra rằng mức cô đặc cao, các hạt sẽ ngăn cản sự xoay của nhau, nhưng chúng vẫn có thể di chuyển được và tạo ra một trạng thái vật chất có tên gọi là thủy tinh lỏng.

Andreas Zumbusch, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Ở các mức mật độ hạt nhất định, chuyển động định hướng bị ngừng lại, trong khi chuyển động tịnh tiến tiếp diễn, dẫn đến các trạng thái thủy tinh trong đó các hạt tập trung thành chùm để tạo nên những cấu trúc cục bộ với hướng tương tự nhau".

Nhóm nghiên cứu cho biết hành vi họ quan sát được xuất phát từ việc hai kiểu chuyển động của thủy tinh tương tác với nhau. Thủy tinh lỏng là thứ đã được dự báo từ hàng thập kỷ qua, các kết quả mới cho thấy những quy trình tương tự cũng có thể đóng vai trò trong các hệ thống cấu thành từ thủy tinh khác.

Chàng trai tắm mình trong thủy tinh lỏng và cái kết đắng

(Kiến Thức) - Clip ghi lại hình ảnh chàng trai lấy thân mình làm thí nghiệm tắm trong thủy tinh lỏng và đã nhận được cái kết đắng vì quyết định của mình.

Video: Chàng trai tắm mình trong thủy tinh lỏng và cái kết đắng

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trông thế nào?

(Kiến Thức) - Tàu ngầm hạt nhân Project 627 có lượng giãn nước khi lặn là 4.750 tấn, dài 107,4m, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm.

Tau ngam hat nhan dau tien cua Lien Xo trong the nao?
4 năm sau khi Mỹ đưa vào trang bị tàu ngầm hạt nhân đầu tiên USS Nautilus vào tháng 9/1954, thì ngày 12/3/1959, K-3 Leninskiy Komsomol – tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên bang Xô Viết vĩ đại.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.