Thực phẩm ‘vàng’ cho người bị viêm loét đại tràng

Thực đơn tốt cho bệnh viêm loét đại tràng là những các loại thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng lại không làm “nặng thêm” đường tiêu hóa của bạn.  

Thịt nạc
Theo Hiệp hội bệnh Crohn và bệnh loét đại tràng tại Mỹ, bạn cần phải tăng lượng protein nạp vào cơ thể trong và sau các đợt bị viêm. Vì các chất béo bão hòa có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, nên bạn hãy lựa chọn các loại thịt nạc để có được nguồn cung cấp protein tốt nhất. Thịt gia cầm không có da, thịt lợn thăn, thịt bò thăn đều là những sự lựa chọn tốt, chứa ít chất béo.
Thuc pham ‘vang’ cho nguoi bi viem loet dai trang

Ăn cá hồi có thể giúp giữ cân bằng được tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Ảnh: Internet. 

Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega 3. Đây là loại axit béo rất tốt cho trái tim và đại tràng của bạn. Các loại axit béo cần thiết được cho là có tác dụng làm giảm viêm. Điều đó có nghĩa là, ăn cá hồi có thể giúp giữ cân bằng được tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Cá ngừ, quả óc chó, dầu hạt lanh và hạt lanh cũng là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 rất tốt.
Các loại bí
Tất cả các loại quả thuộc họ bí, bao gồm bí đỏ hồ lô, bí ngô, bí xanh đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bí có chứa lượng chất xơ rất cao cũng như nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và VitaminC . Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra.
Mặc dù bạn có thể sẽ tránh ăn bí sống trong khi bị viêm loét đại tràng vì lo ngại rằng chất xơ sẽ làm các triệu chứng của bạn tệ hơn, nhưng bí vẫn là một loại thực phẩm được dung nạp tốt bởi nhiều người bị viêm loét đại tràng. Bí cũng là một thực phẩm rất đa năng, bạn có thể luộc, nấu canh, nấu súp, làm spaghetti với bí.
Thuc pham ‘vang’ cho nguoi bi viem loet dai trang-Hinh-2
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm loét đại tràng, bạn hãy lựa chọn trứng. Ảnh: Internet. 

Trứng

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm loét đại tràng, bạn hãy lựa chọn trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, kể cả trong khi các cơn viêm loét đại tràng bùng phát. Trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B là những loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Bạn có thể làm món trứng chiên, trứng chưng với rau hoặc trứng luộc để làm món ăn nhẹ.

Trái cây tươi

Trái cây có chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và nước tốt cho người bị viêm loét đại tràng. Bạn có thể ăn các loại trái cây sau: Bơ, chuối, táo, đào, nho, dưa hấu...

Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang bị sụt cân vì bệnh viêm loét đại tràng, thì quả bơ có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất.

Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, trên 85% số người bị viêm ruột cũng bị suy dinh dưỡng, và bơ là loại thực phẩm có thể giúp bạn chống lại tình trạng dinh dưỡng kém. Bạn có thể nghiền bơ và phết bơ lên bánh mỳ giống như phết sốt mayo hoặc dùng quả bơ thay thế cho dầu ăn trong việc trộn salad hoặc làm trứng ốp lết.

Dầu ôliu

Nghiên cứu do Đại học Đông Anglia (Anh) thực hiện với 25.000 bệnh nhân độ tuổi 40 – 65 cho thấy, những người có hàm lượng axit oleic trong bữa ăn cao nhất giảm được tới 90% nguy cơ viêm loét đại tràng chảy máu. Axit oleic là một axit béo bão hòa đơn có trong dầu lạc, dầu hạt nho, bơ và đặc biệt là dầu ôliu.

Axit oleic giúp phòng ngừa viêm loét đại tràng chảy máu bằng cách ngăn chặn các hóa chất gây viêm trong ruột. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, khoảng một nửa số ca viêm loét đại tràng chảy máu có thể phòng ngừa nếu axit oleic được sử dụng phổ biến trong bữa ăn. Dùng 2 – 3 thìa canh dầu ôliu mỗi ngày là cách đơn giản để phòng bệnh.

Các loại hạt

Các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và óc chó là nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất quan trọng và chất lượng. Ăn một ít các loại hạt như một bữa ăn nhẹ hoặc làm bánh mỳ bơ từ các loại hạt hay dùng ngũ cốc ăn sáng với các loại hạt là những lựa chọn không tệ. Chú ý quan trọng: khi các đợt viêm loét đại tràng đang bùng phát, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại hạt vì hàm lượng chất xơ của các loại hạt này có thể làm triệu chứng của bạn nặng hơn.

Thuc pham ‘vang’ cho nguoi bi viem loet dai trang-Hinh-3
Theo Trung tâm Y tế Đại học Minnesota, bột yến mạch ăn liền là thực phẩm dễ tiêu hóa cho người viêm loét đại tràng. Ảnh: Internet. 

Bột yến mạch

Theo Trung tâm Y tế Đại học Minnesota, bột yến mạch ăn liền là thực phẩm dễ tiêu hóa cho người viêm loét đại tràng.

Bột yến mạch chứa chất xơ ít hơn, là một sự lựa chọn tốt nhất là khi các triệu chứng viêm loét đại tràng của bạn đang bùng phát.

Sữa chua

Sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác, như tương đậu nành, dưa cải muối hay kefir có chứa probiotics. Probiotics là những vi kuẩn có lợi trong các loại thực phẩm lên men và sữa chua. Loại vi khuẩn có lợi này rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ăn những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn sống và hoạt động như vậy, có thể giúp duy trì ở mức độ tối đa các loại vi khuẩn tốt trong đường ruột.

Nhưng bạn cũng nên chú ý tới lượng đường trong sữa chua. Sữa chua nguyên chất, không đường là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn có thể cho thêm một chút hoa quả hoặc mật ong để sữa chua ngọt hơn một chút.

Thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét đại tràng

Caffeine: Caffeine trong trà, cà phê, soda, chocolate... có thể làm triệu chứng viêm loét đại tràng tồi tệ hơn.

Thuc pham ‘vang’ cho nguoi bi viem loet dai trang-Hinh-4
Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với người bị mắc bệnh viêm loét đại tràng thì không nên sử dụng. Ảnh: Internet. 

Sữa: Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với người bị mắc bệnh viêm loét đại tràng thì không nên sử dụng vì nó có thể gây ra triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy ở một số người.

Thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, các loại đậu, các loại hoa quả sấy khô là thực phẩm nhiều chất xơ. Tuy nhiên, người bị viêm loét đại tràng không nên ăn vì nó có thể làm triệu chứng bệnh nặng lên.

Thịt mỡ: Viêm loét đại tràng khiến người bệnh khó có hấp thu chất béo trong thịt mỡ. Điều này có thể làm các triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, đầy bụng tồi tệ hơn.

Đồ ăn ngọt: Người bị viêm loét đại tràng nên tránh đồ ăn nhiều đường như mật ong, bánh kẹo ngọt, các loại hạt khô cứng,... vì chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu.

Thuc pham ‘vang’ cho nguoi bi viem loet dai trang-Hinh-5
Thực phẩm cay nóng như tỏi, tiêu, ớt, gừng... là những thực phẩm người bị viêm đại tràng nên tránh vì chúng gây kích thích đường ruột làm các vết loét nặng thêm. Ảnh: Internet. 
Thực phẩm cay, nóng: Thực phẩm cay nóng như tỏi, tiêu, ớt, gừng... là những thực phẩm người bị viêm đại tràng nên tránh vì chúng gây kích thích đường ruột làm các vết loét nặng thêm.
Rượu: Rượu và đồ uống có cồn có thể gây kích thích ruột và khiến bạn bị tiêu chảy. Do vậy, bạn chỉ nên uống với lượng vừa phải và không nên uống khi đói.

8 loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên ăn

Thực đơn tốt cho bệnh viêm loét đại tràng là những các loại thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng lại không làm “nặng thêm” đường tiêu hóa của bạn.

8 loai thuc pham nguoi bi viem loet dai trang nen an

Tuy rằng, thực phẩm không thực sự là nguyên nhân hay là phương thuốc để chữa khỏi bệnh viêm loét đại tràng, nhưng đó là một công cụ hữu ích, giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Một thực đơn khỏe mạnh sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng, protein và vi chất của cơ thể.

Dưới đây là 8 loại thực phẩm người viêm loét đại tràng nên ăn: 

Dừng ngay việc ăn quá nhanh nếu không muốn “tàn phá” sức khỏe

Ăn quá nhanh thực sự là một thói quen không tốt đối với sức khỏe. Nếu ăn nhanh trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến vị giác.

Thói quen ăn quá nhanh có thể gây một số bệnh dưới đây:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.