Thực hư Triều Tiên duyệt binh trước thềm Olympic Mùa đông 2018

(Kiến Thức) - Nguồn tin giấu tên trong chính phủ Hàn Quốc mới đây tiết lộ việc Triều Tiên có thể tổ chức cuộc duyệt binh ngay trước thềm Olympic Mùa đông 2018. Cuộc duyệt binh thường là dịp Triều Tiên phô diễn dàn khí tài và một số tên lửa mới.

Thực hư Triều Tiên duyệt binh trước thềm Olympic Mùa đông 2018
Theo nguồn tin giấu tên, Triều Tiên có thể tổ chức duyệt binh quy mô lớn vào ngày 8/2 nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội. Cuộc duyệt binh này sẽ được tổ chức chỉ một ngày trước lễ khai mạc Olympic Mùa đông 2018 tại PyeongChang, Hàn Quốc.
Trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố không đưa ra bình luận nào về "các vấn đề liên quan tới thông tin tình báo quân sự".
Một số tên lửa mới chưa rõ thông tin được Triều Tiên công bố trong lễ diễu binh. Ảnh: KCTV.
Một số tên lửa mới chưa rõ thông tin được Triều Tiên công bố trong lễ diễu binh. Ảnh: KCTV. 
Triều Tiên thường tổ chức duyệt binh để kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lớn và tùy thuộc vào từng năm. Gần đây nhất, vào ngày 15/4/2017, Triều Tiên tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất lịch sử nước này để kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Cuộc duyệt binh quy mô lớn trên đã khiến thế giới chú ý bởi dàn khí tài hạng nặng của Triều Tiên. Trong đó, nhiều loại tên lửa mới, chưa từng được biết đến và lần đầu được Bình Nhưỡng công bố với thế giới trong lễ diễu binh. Những tên lửa mới này khiến giới chuyên gia vô cùng tò mò, trong đó có mẫu tên lửa cỡ lớn được đặt trong ống chứa đạn sơn màu xanh ngụy trang.
Bàn luận về mẫu tên lửa bí ẩn trên, giới quan sát cho rằng đây có thể là mẫu tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM) hoàn toàn mới của Triều Tiên.
Mời quý độc giả xem video Nhan sắc không tì vết của những hoạt náo viên Triều Tiên sắp sang Hàn Quốc (nguồn: Vietnamnet)
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami đánh giá hệ thống vũ khí này tương đối giống tổ hợp tên lửa Topol-M của Nga. Đây có thể là tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM) có khả năng chạm tới đảo Guam hoặc là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có đủ sức bắn tới Bắc Mỹ.
Chuyên gia Mizokami cũng cho rằng, mẫu tên lửa trên của Triều Tiên có thể phải mất vài năm nữa mới có thể đưa vào thử nghiệm. Nguyên do là vì trong quá khứ Triều Tiên từng làm như vậy. Ví dụ như trong cuộc duyệt binh năm 2010, Bình Nhưỡng "khoe" tên lửa Musudan với thế giới. Tuy nhiên, phải đến năm 2016 mới được đưa vào thử nghiệm.
Do vậy, chuyên gia Mizokami nhận định nhiều tên lửa được Triều Tiên phô diễn trong cuộc duyệt binh đang trong quá trình phát triển, cải tiến để đạt độ tin cậy cao hơn, cũng như đủ sức răn đe Mỹ trước khi có thể thử nghiệm hoàn thiện chúng.

BS Lee Cook-jong: Cứu tính mạng lính Triều Tiên đào tẩu kịch tính như phim

(Kiến Thức) - Lee Cook-jong, chuyên gia phẫu thuật chấn thương, hết lòng cứu tính mạng lính Triều Tiên đào tẩu kịch tính như phim.

BS Lee Cook-jong: Cứu tính mạng lính Triều Tiên đào tẩu kịch tính như phim
Ngày 21/12 vừa qua, một binh lính Triều Tiên lại vượt qua khu vực phi quân sự (DMZ), đào tẩu sang Hàn Quốc. Theo thông tin từ quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, anh này đang bị giam giữ và các nhà chức trách sẽ điều tra lý do của cuộc đào thoát.
Quân đội Hàn Quốc cũng cho biết, binh sĩ này đã vượt qua biên giới ngay sau khi đồng hồ điểm 8h (giờ địa phương).

Bị cắt giảm nguồn xăng dầu, Triều Tiên sẽ ra sao?

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích Kent Boydston, việc cắt giảm xăng dầu được xuất khẩu sang Triều Tiên sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của nước này.

Bị cắt giảm nguồn xăng dầu, Triều Tiên sẽ ra sao?
Mới đây, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua các lệnh trừng phạt khắc nghiệt mới nhằm vào Triều Tiên do Mỹ soạn thảo. Những lệnh trừng phạt mới này được đánh giá là sẽ giáng một đòn mạnh vào kinh tế Triều Tiên.
Nguyên nhân là vì nghị quyết 2397 sẽ cắt giảm tổng cộng 89% những mặt hàng xăng dầu và dầu tinh chế khác được xuất khẩu sang Triều Tiên, đồng thời cấm các nước xuất khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải và kim loại công nghiệp cho Bình Nhưỡng.

Thế giới đã chống khủng bố thế nào trong năm 2017?

(Kiến Thức) - Nhiều cuộc tấn công khủng bố đẫm máu năm 2017 đã cướp đi sinh mạng của cả nghìn người vô tội, buộc các nước trên thế giới phải siết chặt an ninh.

Thế giới đã chống khủng bố thế nào trong năm 2017?
Mới đây, tờ Mirror đưa tin ngày 26/12, một nhánh phiến quân IS tại Somali đã đăng tải đoạn video với nội dung kêu gọi các phần tử thánh chiến tiến hành những cuộc tấn công khủng bố trên toàn cầu trong dịp năm mới 2018.
Cụ thể, trong đoạn clip dài 7 phút, nhóm IS kêu gọi tiến hành các cuộc tấn công kiểu “sói đơn độc” nhằm vào những nơi đông người ở các quốc gia phương Tây, thậm chí chúng còn đe dọa cả Giáo hoàng Francis.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới