Bị cắt giảm nguồn xăng dầu, Triều Tiên sẽ ra sao?

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích Kent Boydston, việc cắt giảm xăng dầu được xuất khẩu sang Triều Tiên sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của nước này.

Bị cắt giảm nguồn xăng dầu, Triều Tiên sẽ ra sao?
Mới đây, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua các lệnh trừng phạt khắc nghiệt mới nhằm vào Triều Tiên do Mỹ soạn thảo. Những lệnh trừng phạt mới này được đánh giá là sẽ giáng một đòn mạnh vào kinh tế Triều Tiên.
Nguyên nhân là vì nghị quyết 2397 sẽ cắt giảm tổng cộng 89% những mặt hàng xăng dầu và dầu tinh chế khác được xuất khẩu sang Triều Tiên, đồng thời cấm các nước xuất khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải và kim loại công nghiệp cho Bình Nhưỡng.
Những lệnh trừng phạt mới được đưa ra do Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, trong đó gần đây nhất là ngày 29/11, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Với vụ phóng tên lửa này, Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa của họ có thể chạm tới mọi thành phố lớn của Mỹ.
Tàu chở dầu của Triều Tiên tại cảng ở Hàn Quốc. Ảnh: CNN.
Tàu chở dầu của Triều Tiên tại cảng ở Hàn Quốc. Ảnh: CNN. 
Trước vấn đề này, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc giống như một cuộc phong tỏa kinh tế toàn diện nhằm chống lại Bình Nhưỡng.
Trước lệnh trừng phạt này, vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng thông qua một nghị quyết trừng phạt tương tự. Cụ thể, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Triều Tiên xuất khẩu các sản phẩm may mặc và hạn chế các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tới Bình Nhưỡng.
Theo đó, Liên Hiệp Quốc nhất trí không cấm xuất khẩu xăng dầu vào Triều Tiên mà thay vào đó đặt ra hạn ngạch. Vì vậy, Triều Tiên chỉ được phép nhập khẩu tối đa 2 triệu thùng dầu.
Chia sẻ quan điểm về việc cắt giảm những mặt hàng xăng dầu được xuất khẩu sang Triều Tiên, nhà phân tích Kent Boydston của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng, đây sẽ là bước ngoặt lớn trong nỗ lực quốc tế chống lại tham vọng vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
"Cấm vận xuất khẩu dầu sang Triều Tiên là điều chưa từng được thử qua trước đây. Đây sẽ là một hình thức xử phạt khác, gây ảnh hưởng lớn hơn đến nền kinh tế nước này”, nhà phân tích Boydston cho biết.
Mời quý độc giả xem video "du lịch hạt nhân" sắp nở rộ ở Triều Tiên (nguồn: VTC1):
Các chuyên gia tại Viện Nautilus nhận định việc ngừng hoặc giảm cung dầu cho Triều Tiên sẽ không thể có nhiều tác động lên chương trình hạt nhân và quân sự của Triều Tiên trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là vì họ có thể tích trữ đủ lượng xăng dầu để dùng. Thay vào đó, tác động lớn từ những lệnh trừng phạt mới sẽ đổ dồn lên người dân Triều Tiên.
"Mọi người sẽ phải đi bộ, hoặc chẳng đi đâu cả. Các căn nhà sẽ có ít ánh đèn hơn vì thiếu dầu đốt", các chuyên gia Viện Nautilus cảnh báo.

Chùm ảnh nhịp sống bình dị tại thủ đô Triều Tiên

Cuộc sống thường ngày của người dân tại thủ đô Triều Tiên vô cùng bình dị. Ở đây không có tắc đường, người dân thường tụ tập khiêu vũ trong những ngày lễ lớn...

Chùm ảnh nhịp sống bình dị tại thủ đô Triều Tiên
Chum anh nhip song binh di tai thu do Trieu Tien
 Người dân gồm người già và trẻ nhỏ chờ xe buýt tại một điểm đỗ ở thủ đô Triều Tiên. Ảnh: AP.

Khám phá những sự thật bất ngờ về Triều Tiên

(Kiến Thức) - Người dân không được mặc quần jeans màu xanh, xem World Cup 2014 trong trật tự... là những tiết lộ bất ngờ về Triều Tiên.

Khám phá những sự thật bất ngờ về Triều Tiên
Kham pha nhung su that bat ngo ve Trieu Tien
Triều Tiên công bố chuẩn hóa 28 kiểu tóc dành nam và nữ. Những kiểu tóc này được treo trên tường các tiệm làm tóc khắp cả nước. Theo đó, phụ nữ được lựa chọn 18 kiểu và nam giới chỉ được lựa chọn 10 kiểu tóc. Đây là một sự thật bất ngờ về Triều Tiên.

Cuộc sống ở Bình Nhưỡng năm 1982 qua ống kính người Nhật (2)

(Kiến Thức) - Những hình ảnh hiếm có về mọi mặt cuộc sống ở Bình Nhưỡng năm 1982 do nhiếp ảnh gia Nhật Bản Hiroji Kubota thực hiện.

Cuộc sống ở Bình Nhưỡng năm 1982 qua ống kính người Nhật (2)
Cuoc song o Binh Nhuong nam 1982 qua ong kinh nguoi Nhat (2)
Người dân câu cá bên bờ sông Teadong, Bình Nhưỡng năm 1982. Ảnh: Hiroji Kubota/ Magnum Photos.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới