Thông tim bào thai 32 tuần tuổi, giới chuyên môn nói gì?

Thành công của ca thông tim xuyên tử cung của Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 không chỉ cứu sống bào thai 32 tuần tuổi mà còn cho thấy tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh.

Quá trình can thiệp thông tim bào thai 32 tuần tuổi diễn ra sáng ngày 4/1/2024. Được biết, sản phụ sinh năm 1996, lần đầu mang thai, chuyển từ Đà Nẵng vào Bệnh viện Từ Dũ vì thai có bất thường nặng về tim - một dị tật bẩm sinh không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải.
Quá trình theo dõi, bất thường tim thai có dấu hiệu trở nặng. Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn liên viện với Bệnh viện Nhi đồng 1, thống nhất kết luận nếu không can thiệp để nong động mạch phổi ngay thì thai nhi khả năng cao sẽ mất trong bụng mẹ. Trường hợp giải quyết sinh ngay, khả năng rất cao thai nhi sẽ mất ngay sau khi sinh do non tháng kèm bệnh tim nặng.
Thong tim bao thai 32 tuan tuoi, gioi chuyen mon noi gi?
Ê-kíp thực hiện can thiệp thông van tim cho bào thai ngay trong bụng mẹ. (Ảnh: Bệnh viện Từ Dũ) 
Các chuyên gia thống nhất can thiệp trong bào thai bán khẩn, đưa kim 18G xuyên thành tử cung người mẹ vào tim của thai nhi để chỉnh sửa các dị tật. Bằng sự cố gắng hết mình, ê-kíp thực hiện thông tim xuyên tử cung thành công. Siêu âm ghi nhận dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim. Thai phụ tiếp tục được hai bệnh viện phối hợp theo dõi thai kỳ.
Đánh giá ca phẫu thuật, TS.BS Đỗ Nguyên Tín, Phó Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM cho biết, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật thông tim ngay trong bụng mẹ. Ca phẫu thuật có nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là bào thai đang ở trong bụng mẹ, không nằm im, bác sĩ không thể thấy được mạch máu. Bằng sự nỗ lực, các bác sĩ đảm bảo chính xác ở mức tuyệt đối, không một sự cố nào xảy ra trong quá trình can thiệp.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cũng đánh giá, đây là một bước tiến mới về kỹ thuật chuyên sâu của ngành y tế, ngang tầm các nước phát triển trong khu vực.
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh
Thành công của ca thông tim xuyên tử cung không chỉ cứu sống bào thai 32 tuần tuổi mà còn cho thấy tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh. Theo chuyên gia, hầu hết những dị tật bẩm sinh có thể khám, sàng lọc, phát hiện và can thiệp sớm.
Thong tim bao thai 32 tuan tuoi, gioi chuyen mon noi gi?-Hinh-2
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên khám sàng lọc trước sinh. Ảnh minh họa 
Vào từng giai đoạn mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thực hiện kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý, dị tật bẩm sinh, đưa ra hướng điều trị thích hợp khi trẻ ra đời. Trong số đó, có những thời điểm quan trọng thai phụ nên thực hiện sàng lọc là tuần thứ 9 thai kỳ, tuần thứ 11-13 và tuần thứ 15-22 của thai kỳ.
Khám sàng lọc thai, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm NIPT, Double test, Triple test; cùng các kỹ thuật chẩn đoán như chọc ối, sinh thiết nhau thai,…
Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyên khám sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, một số bắt buộc phải thực hiện sàng lọc trước sinh như:
- Mang thai sau 35 tuổi
- Thai phụ mắc các bệnh như cảm cúm, thủy đậu, bệnh nội khoa, rubella,... trong thai kỳ. Các bệnh này gây nguy cơ cao dị tật bẩm sinh
- Cha mẹ sinh sống và làm việc, tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại
- Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, dị tật trong giai đoạn mang thai trước
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật chuyển giới thành công cho bé gái 5 tuổi

Nguồn video: THDT

Bà nội đầu độc cháu: Công nghệ nào phát hiện sớm bại não, hở hàm ếch?

(Kiến Thức) - Dù làm Phó trưởng khoa sản Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) nhưng BS Chử Thị Mỹ Lệ, người đầu độc cháu nội không chỉ nhẫn tâm còn kém hiểu biết, không cập nhật được các công nghệ phát hiện sớm dị tật thai nhi. 

Chấn động Thái Bình bà nội đầu độc cháu

Ngày 5/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư xác nhận, bà Chử Thị Mỹ Lệ (SN 1969, trú tại thôn Tú Linh, xã Tân Bình, TP Thái Bình – nghi can đầu độc cháu nội) là bác sĩ chuyên khoa Sản của bệnh viện. 

Điều gì xảy ra với trẻ chào đời từ hôn nhân cận huyết?

Một số trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết có thể đối mặt với nhiều bệnh lý di truyền nặng nề. Trong đó, có bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia.

Tại Việt Nam, hôn nhân cận huyết là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, truyền thống văn hóa. Luật Hôn nhân và gia đình quy định rõ, cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ: “Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đều cấm hôn nhân cận huyết vì lý do sinh học. Hậu quả của hôn nhân cận huyết là suy giảm chất lượng nòi giống và dẫn tới rất nhiều bệnh lý di truyền”. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.