Thói quen uống nước gây hại cho cơ thể ngày nắng nóng

Một số người có thói quen sau khi đi ngoài trời nắng sẽ uống hết ly nước to trong thời gian ngắn để giải cơn khát. Tuy nhiên, hành động này không tốt cho sức khỏe.

Trời nắng nóng tôi háo nước và rất thích nước lạnh, nước ngọt ướp đá. Xin bác sĩ cho biết sử dụng nước ướp lạnh có tốt không? Uống nước đúng cách ngày hè như thế nào? (Phạm Thiện, Hà Nội)
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội), tư vấn:
Nước vô cùng quan trọng với cơ thể. Vì vậy, chuyên gia đưa ra khuyến cáo nếu bạn không ăn 100 ngày mới tử vong nhưng không uống nước chỉ được 100 giờ sẽ không thể tồn tại. Nước giúp duy trì hoạt động cho cơ thể, nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt, đào thải chất cặn bã.
Các chuyên gia đều cảnh báo thói quen uống nước tai hại ngày nắng nóng gồm:
- Uống nước quá lạnh: Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể. Nước lạnh làm co mạch máu trong hệ tiêu hóa, làm rối loạn vi tuần hoàn máu.
- Uống nước quá nhiều: Một số người có thói quen sau khi đi ngoài trời nắng sẽ uống hết ly nước to trong thời gian ngắn để giải cơn khát. Tuy nhiên, hành động này không tốt cho sức khỏe. Hành động này làm gia tăng áp lực lên hệ tuần hoàn, thận. Uống nước nhiều còn khiến bạn đi tiểu nhiều, gây rối loạn chất điện giải như natri, kali…
Thoi quen uong nuoc gay hai cho co the ngay nang nong
 Nước ngọt giúp giải khát nhưng dễ gây rối loạn chuyển hóa. Ảnh: Freepik.
- Lạm dụng thức uống có ga, có cồn: Nắng nắng, nhu cầu sử dụng đồ uống ngọt, bia tăng lên. Việc uống thực phẩm có đường ướp lạnh thường tạo cảm giác ngon, mát. Tuy nhiên, một lon nước ngọt chứa khoảng 25-40gram đường. Trong khi đó, một người chỉ cần 20gram đường/ngày. Vì vậy, bạn không nên coi nước ngọt là đồ uống hằng ngày, liên tục vì có nguy cơ gây ra các rối loạn về chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường nếu dùng quá nhiều.
Uống nước như thế nào là đủ?
Đối với người bình thường, lượng nước trung bình mỗi ngày là 40ml/kg. Ví dụ bạn nặng 50kg cần uống 2 lít nước. Số nước này chia làm 8 phần và phân đều 3 - 3 - 2 vào các buổi sáng, chiều, tối. Người bị bệnh lý mãn tính như tim mạch, thận cần tư vấn bác sĩ về lượng nước sử dụng trong ngày.
Hằng ngày, bạn có thể theo dõi mình uống đủ nước hay không qua quan sát nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng nhạt là đủ nước. Thời gian đi tiểu quá 4 đến 6 giờ, nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu nước.
Lưu ý, không chờ cơ thể báo khát mới uống nước, nên uống từng ngụm nhỏ thường xuyên, luôn để nước trong tầm tay.

6 lý do uống nước có thể giúp giảm cân

Theo Medical News Today, nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan tích cực giữa việc tăng lượng nước tiêu thụ và giảm cân.

Bên cạnh đó, quá trình hydrat hóa còn là chìa khóa cho nhiều yếu tố góp phần giảm cân như tiêu hóa, chức năng cơ. Tuy nhiên, cộng đồng y khoa vẫn chưa chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của việc tiêu thụ nước lên quá trình giảm cân.

Họ chỉ có thể đưa ra 6 lý do uống nước giúp giảm cân cũng như khuyến cáo lượng nước nên đưa vào cơ thể mỗi ngày.

Thức dậy, nên uống nước trước hay sau đánh răng? Câu trả lời kinh ngạc

Chú Qiu có thói quen uống nước trước khi đánh răng mỗi khi thức dậy buổi sáng. Vậy nhưng, người vợ khăng khăng phải đánh răng trước khi uống khiến chú băn khoăn.

Thuc day, nen uong nuoc truoc hay sau danh rang? Cau tra loi kinh ngac
 Chú Qiu (Trung Quốc) mỗi ngày thức dậy đều uống một cốc nước đun sôi để nguội. Vậy nhưng, hôm nay người vợ lại ngăn cản, cho rằng uống nước trước khi đánh răng không khác gì đưa các mảng bám, vi khuẩn trong miệng vào dạ dày, gây hại sức khỏe. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.