Thẻ căn cước công dân bảo mật "kép" nhiều lớp

Ngày 1/7/2021, cùng thời điểm Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, Hệ thống cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chính thức đi vào vận hành. 

Đây cũng là lần đầu tiên, công dân Việt Nam có thể thực hiện được rất nhiều loại giao dịch chỉ bằng một tấm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử, tránh được tình trạng phiền hà, lãng phí hay bị mạo danh chủ thể thẻ để lừa đảo. Bởi vậy, có thể nói, thẻ CCCD gắn chip điện tử là tấm thẻ có ý nghĩa nhất đối với mỗi công dân Việt Nam, tuy nhiên hiện nay, nhiều người dân còn băn khoăn về khả năng bảo mật của thẻ và cách sử dụng thẻ như thế nào để đảm bảo tối ưu?

Phù hợp xu thế thế giới

Việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử phù hợp với quy luật thực tiễn hiện nay, đáp ứng kịp thời với sự phát triển của khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới, đem lại nhiều thuận lợi cho công dân trong các giao dịch hành chính. Tuy nhiên, chính điều kiện này cũng đặt ra những thách thức lớn về công nghệ áp dụng khi nghiên cứu, chế tạo thẻ CCCD gắn chip đối với Viện Khoa học và Công nghệ Bộ Công an, để làm sao thẻ CCCD gắn chíp đảm bảo hiệu quả sử dụng trong thực tiễn, vừa đáp ứng yêu cầu rất cao về bảo mật, đồng thời còn thể hiện truyền thống văn hóa lịch sử, chủ quyền dân tộc, mang đậm dấu ấn “made in Việt Nam”.

The can cuoc cong dan bao mat The can cuoc cong dan bao mat

Thẻ CCCD gắn chip được thiết kế bảo an, chống làm giả ở mức độ rất cao.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thiếu tướng, TS. Lê Minh Quý, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Bộ Công an – đơn vị được Bộ Công an giao chủ trì nghiên cứu, chế tạo mẫu thẻ CCCD gắn chip và chịu trách nhiệm kỹ thuật bảo an, bảo mật cho thẻ CCCD gắn chip chia sẻ: “Người dân có thể yên tâm sử dụng và không cần lo lắng về nguy cơ thẻ của mình bị giả mạo hoặc bị lợi dụng danh tính khi bị mất thẻ, bởi thẻ CCCD gắn chip được thiết kế bảo an, chống làm giả ở mức độ rất cao, có những yếu tố đặc biệt chỉ có thể được nhận diện tại Trung tâm Kỹ thuật tài liệu nghiệp vụ, Viện Khoa học và Công nghệ Bộ Công an”.

Theo đó, kỹ thuật bảo mật, bảo an của thẻ CCCD gắn chip điện tử của Việt Nam được thực hiện tại Trung tâm Kỹ thuật tài liệu nghiệp vụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Bộ Công an. Đây là đơn vị chuyên nghiên cứu, thiết kế chế tạo thẻ bảo an được sử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt của quốc gia. Thẻ CCCD gắn chip đã được thực hiện bảo an nhiều lớp do các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Kỹ thuật tài liệu nghiệp vụ nghiên cứu, chế tạo; mực in có độ bền cao, chịu được ánh sáng và nhiệt độ khi ép áp lực nhiệt, mực bảo an không màu phát quang… Bên cạnh đó, vân nền trên thẻ CCCD được thiết kế với hình ảnh, họa tiết tinh xảo, thay đổi khác nhau trên phần mềm bảo an cao cấp chuyên dụng để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.

Còn về chíp điện tử được lựa chọn sử dụng cho thẻ đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, có thể tích hợp thư viện mật mã riêng để xác thực chíp theo tiêu chuẩn Việt Nam. Về mặt kỹ thuật, chíp điện tử được lựa chọn gắn trong thẻ CCCD đảm bảo đầy đủ khả năng bảo mật; hệ điều hành, công nghệ, dung lượng và độ bền đều đáp ứng yêu cầu về thông tin lưu trữ và thời gian sử dụng của thẻ.

Ứng dụng tích hợp thông tin trong chíp điện tử có giao diện mở, có khả năng đồng bộ với hệ thống thông tin của các bộ, ngành trong quản lý dân cư; phòng, chống tội phạm; thủ tục hành chính; lưu trữ, an toàn bảo mật thông tin cá nhân; chữ ký số PKI và xác thực hỗ trợ xác thực sinh trắc học. So với thẻ CCCD thông thường, thẻ CCCD gắn chip điện tử có nhiều ưu việt hơn hẳn, nhất là về độ an toàn bảo mật, giúp cơ quan chức năng thuận tiện trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu dân cư; điều tra tội phạm; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; giúp truy xuất thông tin cá nhân nhanh chóng phục vụ công tác quản lý nhân khẩu; tạo thuận lợi trong giao dịch hành chính, dân sự; tiện dụng trong giao dịch điện tử; có độ bền cao và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thẻ trên thế giới. Hiện nay, trên chip lưu trữ tổng cộng hơn 16 trường thông tin của công dân và dự phòng mở rộng ứng dụng các trường thông tin cho các bộ, ngành khác.

Không bị định vị khi sử dụng

Với ý nghĩa là tấm thẻ định danh dành riêng cho công dân Việt Nam, thiết kế thẻ CCCD gắn chip cần thể hiện được dấu ấn chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử văn hóa, dân tộc, vừa thúc đẩy tinh thần đoàn kết toàn dân, là niềm tự hào cho mỗi công dân Việt Nam khi đi công tác, làm việc tại nước ngoài. Chính vì thế, mỗi hình ảnh được lựa chọn đưa vào trong thiết kế tấm thẻ CCCD gắn chip đều có ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần dân tộc, mang đậm “dấu ấn” quốc gia. Biểu tượng Quốc huy sắc nét được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên tấm thẻ. Màu nền thẻ được thiết kế kết hợp các biểu tượng như bản đồ Tổ quốc Việt Nam, hoa văn trống đồng, biểu tượng hoa sen và các họa tiết trang trí nghệ thuật truyền thống trên cả hai mặt thẻ. Bên cạnh đó, thiết kế thẻ còn toát lên dấu ấn thời đại với phong cách thẩm mỹ hiện đại, vừa mang nội dung sâu sắc trong từng dụng ý thiết kế.

Về mặt màu sắc, có sự biến chuyển màu sắc từ trung tâm ra xung quanh theo gam từ vàng đến xanh, trong đó màu xanh là chủ đạo, biểu tượng cho vùng đất, vùng trời, vùng biển của quốc gia, đồng thời thể hiện tinh thần tươi mới và phát triển, truyền tải thông điệp tích cực tới người sử dụng.

Thiếu tướng, TS Lê Minh Quý nhấn mạnh, trong tương lai, khi các dịch vụ Chính phủ điện tử, ngân hàng, viễn thông cho phép thực hiện dịch vụ trực tuyến từ xa thông qua điện thoại di động, máy tính, người dân không cần phải đến tận nơi để làm thủ tục giao dịch do có cơ chế xác thực CCCD điện tử cũng như xác thực sinh trắc học từ xa. Nhờ vậy, người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện các giao dịch ngân hàng, tài chính, bất động sản, viễn thông hay các loại giao dịch quan trọng khác với thẻ CCCD gắn chip, vì trong CCCD gắn chip có xác thực sinh trắc học dùng để xác thực giao dịch với mức độ an toàn rất cao.

Trước thông tin một số cá nhân cho rằng, sử dụng CCCD gắn chip, công dân sẽ bị theo dõi, định vị, chia sẻ về vấn đề này, Thiếu tướng, TS. Lê Minh Quý khẳng định: “Chip điện tử gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip điện tử của CCCD Việt Nam tuân thủ quy định của pháp luật đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Hiện tại, dữ liệu thông tin công dân lưu trữ trong chip đã được mã hóa và chỉ được đọc trên các thiết bị được Bộ Công an cấp phép..”.

Điểm mặt thuê bao thực hiện cuộc gọi “rác” sẽ bị cắt liên lạc

(Kiến Thức) - Những sim có số lượng cuộc gọi bất thường, tần suất cuộc gọi, khoảng cách giữa các cuộc gọi, độ dài cuộc gọi và phản hồi của người dùng di động đối với cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi “rác”.

Diem mat thue bao thuc hien cuoc goi “rac” se bi cat lien lac
 Sim “rác” đang gây bức xúc cho người dân. Ảnh: minh hoạ

Cục Viễn thông cùng các nhà mạng đã thống nhất 5 tiêu chí để xác định cuộc gọi rác. Theo đó, các sim có số lượng cuộc gọi bất thường, tần suất cuộc gọi, khoảng cách giữa các cuộc gọi, độ dài cuộc gọi và phản hồi của người dùng di động đối với cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác.

Thẻ căn cước công dân vừa làm xong đã đổi vì một con chip đặc biệt

(Kiến Thức) - Ngoài tác dụng chính là xác thực, định danh công dân, thẻ căn cước điện tử sử dụng công nghệ chip còn có thể đóng vai trò như bằng lái xe, thẻ lưu trú, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ giao thông công cộng, ví điện tử... 

The can cuoc cong dan vua lam xong da doi vi mot con chip dac biet
 Mới đây, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) đề nghị công an các tỉnh thành đang cấp đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ CCCD ngừng khuyến khích việc người dân cấp đổi thẻ CCCD. Mục đích của việc này nhằm khuyến khích người chưa thật sự cần thiết cấp đổi thẻ nên đợi để sắp tới đổi sang mẫu căn cước công dân mới có gắn chip điện tử.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.