Tháp nghiêng Pisa liệu có sụp đổ?

Hàng triệu khách du lịch đổ xô đến Tháp nghiêng Pisa mỗi năm, thu hút bởi hình ảnh bất chấp trọng lực của nó.

Nhưng liệu điểm tham quan mang tính biểu tượng của nước Ý này sẽ còn tồn tại được bao lâu nữa trước khi đầu hàng trọng lực? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào quá khứ của tòa tháp.
Tháp Piazza được bắt đầu vào năm 1173, thời gian xây dựng liên tục bị gián đoạn bởi chiến tranh. Ngay từ những tầng đầu tiên, những người xây dựng tòa tháp đã nhận thấy nó bị nghiêng về phía Nam. Nguyên nhân chính dẫn tới điều này là lớp đất mềm bên dưới do mực nước ngầm cao của khu vực.
Thap nghieng Pisa lieu co sup do?
Thay vì từ bỏ nỗ lực dang dở và bắt đầu lại tòa tháp khác, những người xây dựng đã sáng tạo để xử lý sự cố. Họ xây mỗi tầng theo một góc nhất định để cố gắng điều chỉnh độ nghiêng nhưng tiếc là nỗ lực này chỉ càng làm tháp nghiêng hơn nữa. Kiến trúc sư Gabriele Fiorentino, từ Khoa Kỹ thuật Xây dựng tại Đại học Bristol (Anh) cho biết, điều này khiến tòa tháp hơi có “hình quả chuối”.
Sau khi được xây dựng xong vào khoảng năm 1370, tháp nghiêng 1,6 độ. Cấu trúc hoàn thiện là một tháp hình trụ rỗng 8 tầng, cao khoảng 60 mét. Khung xương xây từ gạch của nó - bao gồm các mảnh đá và vữa - được phủ bằng đá cẩm thạch, cột và hầm.
Theo Fiorentino, khi độ nghiêng của tháp tăng dần lên đến con số 5,5 độ, chính phủ Ý đã hành động để bảo vệ biểu tượng quốc gia này. Vào năm 1990, họ đã chỉ định một ủy ban gồm nhiều chuyên gia tìm cách giảm thiểu độ nghiêng của một trong những biểu tượng của nước Ý này nhưng không hoàn toàn loại bỏ nó để tòa tháp vẫn tiếp tục thu hút khách du lịch.
Trong lần sửa chữa đầu tiên, ủy ban gắn 544 tấn chì vào chân đế mặt phía Bắc của tháp vào năm 1993, với hy vọng bù đắp cho phần phía Nam bị lún xuống. Nhưng điều này không ngăn được đà nghiêng của tháp, kể cả sau khi họ tăng thêm 272 tấn nữa về phía Bắc cùng với lắp đặt các mỏ neo trên mặt đất.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phương án sửa chữa tạm thời và không thể ước tính được rằng tòa tháp sẽ còn đứng vững trong bao lâu. Trong vòng 300 năm tới, nó có thể nghiêng trở lại 5,5 độ như thập niên 90, một lần nữa đổ về hướng đất mềm. Nhưng hiện tại, tòa tháp vẫn an toàn vì một số lý do, Fiorentino nói.
Mặc dù không có kế hoạch can thiệp vật lý nào, nhưng tháp vẫn được giám sát liên tục bằng các thiết bị đo lường về các yếu tố như độ nghiêng của nó và mực nước ngầm. Hiện tại, tòa tháp lịch sử mang tính biểu tượng của nước Ý vẫn sẽ tồn tại và người Ý muốn nó vĩnh cửu.

Bí mật khó tin về tháp nghiêng Pisa nổi tiếng lịch sử

(Kiến Thức) - Tháp nghiêng Pisa là một trong những kiệt tác kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới. Giống như tên gọi, Pisa bị nghiêng một cách kỳ lạ do các kiến trúc sư không tính toán cẩn thận khi thi công công trình này.

Nằm ở Pisa, Italy, tháp nghiêng Pisa là một trong những điểm du lịch hút khách thế giới. Độ nghiêng của tháp thách thức thời gian và trở thành điểm nhấn thú vị của kiệt tác kiến trúc này.
 Nằm ở Pisa, Italy, tháp nghiêng Pisa là một trong những điểm du lịch hút khách thế giới. Độ nghiêng của tháp thách thức thời gian và trở thành điểm nhấn thú vị của kiệt tác kiến trúc này.

Vì sao tháp nghiêng Pisa nghiêng mãi nhưng không đổ?

(Kiến Thức) - Được UNESCO công nhận là di sản thế giới, tháp nghiêng Pisa nằm ở Italy gây chú ý khi bị nghiêng ngay từ khi khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thành, kiến trúc này vẫn tiếp tục bị nghiêng nhưng không đổ. Vì sao lại xảy ra tình trạng ấy?

Vi sao thap nghieng Pisa nghieng mai nhung khong do?
 Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng thế giới nằm trong khuôn viên quảng trường Pizza del Miracoli (quảng trường màu nhiệm) của Italy. Kiến trúc này khiến mọi người kinh ngạc khi tháp bị nghiêng một cách kỳ lạ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.