Tập tư thế “trống lòng” chữa trĩ

(Kiến Thức) - Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.

Hỏi: Tôi nghe nói Đông y có cách tập luyện phòng và chữa trĩ hiệu quả, xin tòa soạn hướng dẫn. Tư thế "trống lòng" tập như thế nào? - Lê Thị Mùi (Đống Đa, Hà Nội). 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện. 
Cụ thể như sau: Nên tập vận động nhíu hậu môn lên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 cái. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ nên tập tư thế phòng chống bệnh trĩ: Đầu tiên chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2 - 3 phút. 
Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt. Khi đói bụng nên tập tư thể yoga như sau: Đứng thẳng hai chân, thân mình hơi nghiêng về phía trước, hai tay chống thẳng lên giữa bắp đùi, hít vào một hơi dài rồi từ từ thở ra đồng thời bụng thót vào hết cỡ, kết hợp với động tác nhíu hậu môn. 
Giữ trạng thái này và nín thở càng lâu càng tốt. Tư thế này cũng có thể tập trong lúc ngồi thiền. Nó có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ rất tốt, ngoài ra còn góp phần trị liệu các bệnh lý sa phủ tạng, táo bón và di tinh. Vì tư thế này tập trong lúc đói nên còn gọi là thế "trống lòng" (uddiyana-banda).

Canh hoa hòe chữa trĩ

(Kienthuc.net.vn) - Theo Đông y, hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu mũi... Dưới đây là các cách dùng hoa hòe trị trĩ.
[links()]
Hoa hòe.
Hoa hòe.
Uống:
Hoa hòe 12g, trắc bá than 12g, kinh giới 8g, chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống. Hoặc hoa hoè 50g, hoa kinh giới 50g, hai thứ đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cơm hoặc nước cháo. Công dụng: Thanh nhiệt tán phong, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ viêm loét chảy máu, sa niêm mạc trực tràng xuất huyết.

Canh: Hoa hoè tươi 250g, thịt gà 150g, cà chua 25g, tỏi 25g, lòng trắng trứng gà 1 quả, bột mỳ, rau mùi, giấm, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa hoè rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước; Thịt gà loại bỏ gân thái chỉ rồi đem ướp với gia vị, lòng trắng trứng và bột mỳ; Rau thơm thái nhỏ, cà chua thái chỉ. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt gà hoa hoè vào đảo đều, khi gần chín cho cà chua vào đun thêm một lát là được, đổ ra đĩa, rải rau mùi lên trên, ăn nóng. Công dụng: Tư âm ích khí, lương huyết giáng áp, dùng để chữa trĩ xuất huyết, đau mắt đỏ, cao huyết áp.

Rau mùi ta chữa trĩ, lở loét

Từ đau bụng âm ỉ đến kiết lỵ, đi ngoài ra máu, mẹ ít sữa... rau mùi ta đều có thể giúp cải thiện bệnh một cách khá đơn giản.

Rau mùi có hai loại là mùi ta và mùi tàu. Theo Đông y, rau mùi ta (ảnh) có vị cay, tính ấm, không độc, có công dụng làm tiêu thức ăn. Hạt mùi có công dụng trị các chứng đậu sởi, phá các mụn độc, làm mau lành các chứng lở, thông đại tiểu tiện, trị phong tà, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa.

Kiết lỵ: Lấy 1 nắm hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, uống ngày hai lần, mỗi lần khoảng 7 - 8 gr. Nếu bị lỵ ra máu thì uống hạt mùi với nước đường, lỵ đàm thì uống với nước vắt từ gừng giã nhuyễn.

Tiêu chảy ra máu: Lấy một nắm hạt mùi sao thơm, tán nhỏ ngày uống hai lần, mỗi lần 7 gr với nước sôi để ấm, rất có kết quả.
Rau mùi
Rau mùi

Đau bụng âm ỉ, đầy bụng khó tiêu: Lấymột nắm rau mùi, 100 gr vỏ quýt rửa sạch, sắc uống.

Ho, làm tăng sữa cho bà mẹ: Lấy 20 gr rau mùi sắc uống.

Trĩ, lở loét: Lấy 100 gr hạt mùi sao thơm, tán bột. Mỗi lần uống khoảng 7 - 8 gr cùng với rượu lúc đói bụng. Bài thuốc này chỉ cần uống vài lần là đỡ.

Lở loét lưỡi: Khi bị lở loét niêm mạc lưỡi đau rát, ăn uống khó khăn thì lấy 15 gr lá rau mùi, 10 gr lá rau húng chanh đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối rồi nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ cho kết quả tốt.

(Theo Đất Việt)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.