Sự ra đi của một thành viên trong gia đình không chỉ mang đến nỗi đau mất mát cho những người ở lại mà còn là một tác nhân gián tiếp làm giảm khả năng đề kháng bệnh tật của họ - từ các bệnh cảm mạo thông thường đến ung thư. Đặc biệt, sự ảnh hưởng này diễn ra mạnh mẽ nhất ở sáu tháng đầu tiên sau cái chết của người thân trong gia đình.
Nhận định này xuất phát từ những cái “tang trùng” nổi tiếng như sự ra đi của bà Audrey ở tuổi 67 ngay sau đám tang chồng bà là cựu thủ tướng Anh James callaghan 11 ngày; hay cái chết của vợ danh ca Johnny Cash vì tiểu đường năm 2003 sau bốn tháng đám tang Johnny.
Audrey ra đi ngay sau đám tang chồng bà là cựu thủ tướng Anh James callaghan 11 ngày. |
Sự gia tăng nồng độ cortisol trong máu được xem là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm khả năng đề kháng bệnh tật trong cơ thể con người. Cortisal được tiết ra từ tuyến thượng thận nhằm giúp cơ thể xoa dịu nỗi đau.
Tuy nhiên, việc duy trì nỗi buồn triền miên sẽ tạo nên quá nhiều cortisal trong máu dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch làm cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn, từ những bệnh cảm cúm đến các bệnh ung thư trầm trọng.
Vợ danh ca Johnny Cash cũng mất sau đám tang anh bốn tháng. |
Mối liên hệ giữa ung thư và cái chết của người thân được thấy rõ ở trường hợp sau sự ra đi của chồng mình, một người phụ nữ Thụy Điển từng được chẩn đoán mắc ung thư vú đến hai lần dù những lần khám trước đây không tìm ra bất cứ dấu hiệu của bệnh ung thư nào. Các nhà khoa học cũng chỉ ra hơn 6.000 gia đình ở Israel cho thấy tỷ lệ mắc ung thư cao hơn ở các bậc cha mẹ có con tử trận trong cuộc chiến Yom Kippur.
Dù nắm trong tay các con số thống kê chỉ ra mối quan hệ giữa cái chết của người thân và khả năng mắc ung thư của những người ở lại nhưng Trung tâm nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research US) cho rằng sự ảnh hưởng này là rất nhỏ hoặc thậm chí là không tồn tại .
Theo họ, chính sự đau khổ triền miên khiến họ tìm đến thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý cũng như ít vận động mới là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ làm tăng nguy cơ ung thư.