Tắm ngay sau phút "lâm trận": Nên hay không?

Vừa ân ái xong chị Hoa tắm nước ấm. Nhưng chị cảm thấy choáng váng, tim đập nhanh, hơi thở gấp và cảm giác rất khó chịu, kiệt sức.

Là vợ chồng mới cưới được 1 tháng nay nên anh Dũng – chị Hoa vẫn còn rất lóng ngóng trong chuyện “giường chiếu”. Một trong những sai lầm mà người vợ này hoảng sợ nhất đó chính là thói quen tắm sau khi làm "chuyện ấy".
Chỉ một tháng trước, chị Hoa vẫn còn có thói quen phải tắm sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, nhằm giúp cơ thể sạch sẽ, tránh nhiễm trùng vùng kín.
Người phụ nữ này tâm sự: “Có những hôm vợ chồng yêu xong, anh xã thì vật ra nằm ngủ còn mình lại lò mò dậy đi tắm. Thậm chí có hôm mình còn gội đầu nữa vì cứ nghĩ làm vậy cơ thể sạch sẽ, chống nhiễm trùng vùng kín lại khiến bản thân thoải mái hơn, đi vào giấc ngủ sâu.
Tam ngay sau phut
Nhiều cặp đôi có thói quen tắm ngay sau khi "yêu" - Ảnh minh họa 
Cho đến một tối, cô cảm thấy hơi choáng váng, tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp và cảm giác rất khó chịu, kiệt sức và tìm đến bác sĩ. Cũng theo chị Hoa tiết lộ, lần được bác sĩ tư vấn ấy, chị mới biết, tắm ngay sau yêu nguy hiểm đến thế nào. Bởi lúc này môi trường và nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ gây co mạch máu dẫn đến choáng váng. Người tắm dễ bị đổ mồ hôi đầm đìa, tim đập loạn, thở gấp kiệt sức và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.
Vợ chồng muốn tắm ngay sau “lâm trận” cũng cố đợi 1h sau nếu không muốn nhập viện
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) có rất nhiều lưu ý khi vợ chồng gần gũi nhau mà các cặp đôi phải chú ý nhằm cải thiện chất lượng "yêu" nhưng vẫn đảm bảo được tình trạng sức khoẻ, tâm lý của cả hai, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Cụ thể, mỗi khi làm "chuyện ấy" xong, các cặp đôi không nên tắm ngay dù là tiến hành việc tắm trong mùa hè hay mùa đông. Bởi nếu như tắm nước lạnh vào mùa hè nắng nóng, nhất là sau khi nằm ở phòng máy lạnh ra, nhiệt độ thay đổi đột ngột khó kiểm soát được có thể dẫn đến sốc nhiệt, gây co mạch máu đột ngột, gây choáng, nặng hơn có thể dẫn đến tai biến do vỡ mạch máu.
Ngược lại, nếu tắm nước ấm nóng ngay sau khi quan hệ tình dục vào mùa đông sẽ làm cho âm đạo mở rộng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Đặc biệt, những người gặp vấn đề về tim mạch, tắm nước nóng càng dễ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Bác sĩ Hưng cũng giải thích: Ngoài ra khi tắm xong, cơ thể mất một phần nhiệt lượng. Bởi hoạt động này khiến hầu hết cơ quan trong cơ thể hoạt động, nhất là các cơ quan vận động, tuần hoàn và hô hấp. Sau khi ân ái, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, cơ bắp và mạch máu giãn ra. Nếu đi tắm ngay lúc này thì rất dễ bị chuột rút do các cơ bắp đột ngột co rút lại.
Vì thế, bác sĩ Hưng khuyến cáo, các cặp đôi không nên quan hệ tình dục ngay mà nên phải nằm nghỉ ngơi sau khi tắm ít nhất 30 phút đến 1 giờ. Thời gian nghỉ ngơi này giúp cơ thể hoàn toàn khô ráo, đồng thời tích lũy tinh lực. Khi ấy nhịp tim và nhịp thở trở lại bình thường mới tắm qua bằng nước mát hoặc nước ấm vừa đủ, lau qua bằng khăn ướt để đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, bác sĩ nam khoa này cũng khuyên các cặp đôi không nên tắm ngay cả trước khi "yêu". Bởi khi tắm xong, cơ thể đang thư giãn, các bộ phận đang trong trạng thái "ngủ lâm sàng". Nếu tiến hành "chuyện ấy" ngay sau tắm cũng sẽ khiến cơ thể phải gồng mình, tiêu hao nguồn năng lượng lớn hơn bình thường, gây mệt mỏi.
Đặc biệt, khi vừa tắm xong đã “yêu”, cơ thể và đầu tóc còn đang ướt mà động phòng ngay sẽ tổn hại sức khỏe, gây đau bụng, đau lưng, tứ chi nhức mỏi, thậm chí làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe…
*)Title do Kiến Thức biên tập lại

Chồng chẳng quan tâm đến cảm xúc đàn bà của tôi

Anh đi cả ngày, tối về nhà chỉ kịp lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc đàn bà của vợ...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng ung thư lưỡi thường bị bỏ qua vì nhiều người từng mắc

Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu ban đầu và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn
Theo thạc sĩ, bác sĩ nhân dân Hứa Văn Đức - Trưởng khoa Ung bướu - bệnh ung thư lưỡi dễ nhầm nhẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Trường hợp của một bệnh nhân nam ở Phú Thọ là một ví dụ điển hình. Theo lời kể, trước đó, bệnh nhân bị sưng đau vùng lưỡi, ăn kém, sút 4 kg liên tục trong vòng 20 ngày.
Đến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân cho thấy: Hình ảnh khối kích thước 15x11mm. Giải phẫu bệnh khối kích thước cho kết quả ung thư biểu mô vảy.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn nhập bệnh viện ở Phú Thọ và đã được phẫu thuật loại bỏ khối u tại khoa Ung bướu.
Trieu chung ung thu luoi thuong bi bo qua vi nhieu nguoi tung mac
Đừng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi. Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả. Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50-60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1. Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này. Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Đau: Tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu: Nhổ ra nước bọt lẫn máu. Hơi thở hôi thối: Do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt. Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới. Giai đoạn muộn: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng. Đa số tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.