Tại sao nhiều người khỏi bệnh COVID-19 bị rụng tóc ồ ạt?

COVID-19 để lại nhiều di chứng, trong đó có rụng tóc. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ của những người từng nhiễm SARS-CoV-2.

Theo BS Trương Hữu Khanh, rụng tóc là một trong số nhiều triệu chứng của người bệnh sau khi khỏi COVID-19. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân. Cụ thể sau COVID, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, kém khả năng ăn uống, hấp thu vì vậy không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất dẫn đến triệu chứng rụng tóc.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị nên có khả năng gây ảnh hưởng đến vấn đề rụng tóc. Đặc biệt, vấn đề bất ổn về tâm lý do dịch bệnh như căng thẳng, lo âu là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thông thường, tóc sẽ rụng rõ rệt từ 2 - 3 tháng sau khi bị mắc COVID-19 và có thể kéo dài từ 6 - 9 tháng. Việc này gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì vậy, bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 bị rụng tóc cần bổ sung thêm sắt, kẽm, vitamin nhóm 3B, vitamin B5… Các chất này có trong thức ăn, hoa quả và sữa.

Tại sao nhiều người khỏi bệnh COVID-19 bị rụng tóc ồ ạt? ảnh 1

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Hải Dương. Ảnh: Bộ Y tế

“Hầu hết sau đó tình trạng này sẽ giảm bớt, tóc ngừng rụng nhưng để khắc phục điều này, cần phải có một thời gian để phục hồi, có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Có bệnh nhân mới bổ sung chất, vitamin sau một thời gian ngắn đã than phiền tình trạng không cải thiện là không đúng”, BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Bác sĩ chia sẻ thêm, kiệt sức sau COVID-19 như bạn rất nhiều người gặp, điều cần nhất là người bệnh phải tẩm bổ để hồi phục trở lại. Bạn cũng cần ngủ đủ giấc, tập thở, tập thể dục nhưng lưu ý là đừng quá sức vì cái gì cũng cần có thời gian, không nên gắng sức tập ở mức như khi mình chưa bệnh.

Tại Hội thảo Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức, Th.BS Dương Duy Khoa (ĐH Y dược TP.HCM) cũng nhấn mạnh, hậu COVID-19 xuất hiện khoảng 4 tuần khi người bệnh khỏi COVID-19. Theo định nghĩa của WHO, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 nghi ngờ hoặc xác nhận thường là 3 tháng kể từ khi khởi phát triệu chứng COVID-19 và kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích được bằng chẩn đoán khác.

Đây là hội chứng gồm nhiều triệu chứng, phổ biến là mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức. Nhưng cũng có những triệu chứng khác (hồi hộp, đau nhức cơ…) gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

BS Duy Khoa nói, bệnh COVID-19 là phổ bệnh rộng, bệnh nhân nặng phải nhập viện hoặc ICU điều trị sẽ có nguy cơ mắc hậu COVID-19 hơn. Hậu COVID gây tổn thương đa cơ quan, triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, yếu cơ, đau khớp, sau đó khó thở, ho, rồi lo âu, trầm cảm, đau ngực. Trong đó có vấn đề về da là rụng tóc.

Các triệu chứng giảm dần theo thời gian. Nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi xuất viện có sự phục hồi tốt về thể chất và chức năng trong suốt 1 năm theo dõi, đồng thời có thể trở về với công việc và cuộc sống ban đầu. Yếu tố khiến người bệnh dễ có triệu chứng hậu COVID-19 sẽ là tuổi, giới tính nữ và người bệnh có trên 5 triệu chứng khi mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ bị hội chứng hậu COVID ở mốc 28 ngày và 56 ngày. Các triệu chứng thường đi kèm với nhau, ví dụ mệt mỏi sẽ đi kèm với đau đầu, khó thở.

BS Duy Khoa cũng nói thêm, người mắc COVID-19, trước đó không có triệu chứng vẫn có thể phát triển thành hậu COVID-19. Ví dụ trẻ em thường có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn phát triển thành hội chứng hậu COVID-19.

Về tác động lên da gây rụng tóc, BS Duy Khoa nhấn mạnh, đây là triệu chứng gặp ở khoảng 20% người bệnh khỏi COVID-19, thậm chí sau 12 tháng vẫn rụng tóc. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ phải lấy người bệnh làm trung tâm, đầu tiên phải trấn an họ việc rụng tóc sẽ giảm theo thời gian và có khả năng phục hồi.

“Trường hợp ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh nhân có thể khắc phục bằng cách dùng tóc giả, xăm thẩm mỹ dùng hoạt huyết dạng bôi giúp tóc phục hồi”, BS Duy Khoa chia sẻ thêm.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.