Tai nạn do pháo nổ và cách sơ cứu ai cũng nên biết

Vào những tháng cuối năm, các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp chấn thương do pháo nổ.

Nhập viện vì pháo nổ
Mới đây, một bé trai ở Đắk Lắk phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng dập nát 2 bàn tay, có nhiều vết thương vùng mặt, 2 mắt, 2 chân và mất nhiều máu do pháo nổ.
Báo Tiền Phong đưa tin ngày 15/12, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã mổ cấp cứu cho bệnh nhi P.L.B.K. (12 tuổi, ngụ xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) bị thương tích nặng do pháo nổ.
Trước đó, tối 14/12, K. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng dập nát 2 bàn tay, có nhiều vết thương vùng mặt, 2 mắt, 2 chân và mất nhiều máu.
Ngay lập tức, K. được phẫu thuật. Do vết thương nặng, bệnh nhi phải tháo bỏ toàn bộ bàn tay trái, tháo bỏ 4 ngón bàn tay phải, các vết thương ở chân đã được cắt lọc để hở. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tạm ổn và sẽ được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Tai nan do phao no va cach so cuu ai cung nen biet
 Ảnh minh họa. 
Vào tháng 11/2023, Bệnh viện A Thái Nguyên tiếp nhận bệnh nhi N.Q.H. (11 tuổi) bị tai nạn thương tích nặng liên quan đến pháo nổ; đa tổn thương vùng đầu, mặt, cổ, bàn chân…
VTV đưa tin, kết quả lâm sàng cho thấy vùng mặt bệnh nhi có nhiều vết thương nhỏ, kích thước khoảng 1-2 cm mỗi vết thương, mắt phải xung huyết.
Vùng ngực có nhiều vết thương và mảnh kính nhỏ găm vào da. Vùng mông đùi hai bên và cẳng chân phải có nhiều vết thương tổn thương nông từ 1- 3 cm tổ chức da dập nát. Tổn thương pháo gây khuyết phần mềm mu bàn chân phải lộ gân kích thước 4x5cm, gãy đốt bàn ngón V chân phải, gãy đốt gần ngón V chân phải, vỡ xương gót do sức ép của chất nổ.
Các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu xử lý vết thương vùng trán, gò má 2 bên, cằm, cổ, ngực, mông phải, tiến hành làm sạch dị vật dạng thủy tinh vỡ và khâu vết thương. Đồng thời, tiến hành nối gân duỗi, băng ép cầm máu mu chân phải và nắn, bó bột gãy xương chân phải cho bệnh nhi.
Ngoài ca mổ cấp cứu, bệnh nhi có 1 ca mổ tạo hình ghép da khuyết phần mềm bàn chân, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mĩ và chức năng bàn chân.
Tai nan do phao no va cach so cuu ai cung nen biet-Hinh-2
 Ảnh: VTV. 
Bác sĩ khuyến cáo gì?
Theo BS Nguyễn Minh Trực - Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, pháo là chất nổ có sức tàn phá mạnh, thường để lại di chứng nặng nề về sau cho các bệnh nhân.
Tổn thương do pháo nổ rất nguy hiểm, gây chấn thương phần mềm, rách da, chấn thương sọ não, ngực, bụng, gãy xương tay chân... Các thương thích này rất khó làm sạch do dính dị vật khi pháo nổ, khó khăn cho quá trình điều trị. Nhiều trường hợp vết thương không thể tái tạo, dẫn đến nạn nhân tàn phế.
Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ cũng như tất cả mọi người, bác sĩ Trực khuyến cáo gia đình, nhà trường giáo dục trẻ em không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ.
Khi gặp trường hợp bệnh nhân bị các chấn thương do pháo nổ cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu. Trường hợp các chi của cơ thể bị đứt lìa, nên rửa phần đứt bằng nước muối sinh lý, sau đó đặt vào túi sạch rồi bỏ vào túi có đá lạnh (không cho trực tiếp vào đá lạnh) và đưa vào viện cùng nạn nhân càng sớm càng tốt.
Cách sơ cứu người bị thương do pháo nổ
Báo Dân trí dẫn lời bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, đối với chấn thương ở mắt, nếu nạn nhân bị bỏng vùng mắt hoặc dị vật vào mắt khi đốt pháo, nên rửa mắt bằng dòng nước sạch liên tục trong ít nhất 10 phút, chớp mắt để loại dị vật ra, không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt, sau đó băng mắt lại bằng gạc sạch.
Nếu bị chảy máu mắt, phải nhanh chóng băng mắt bằng gạc sạch. Trường hợp nạn nhân bị vết thương mạch máu cần băng ép cầm máu ngay.
Nếu bị gãy xương, dập nát bàn tay, cần cố định xương gãy và băng vết thương cẩn thận.
Nếu bị bỏng da, làm mát vùng bỏng bằng cách tưới nước sạch liên tục trên 10 phút.
Ngay sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Lưu ý, nếu quần áo dính vào vết bỏng thì tuyệt đối không được tìm mọi cách để gỡ ra vì sẽ làm rách vùng da bị bỏng, gây khó khăn cho quá trình trị liệu về sau.
Không được bôi hóa chất (dầu gió, nước vôi), kem đánh răng, nhựa chuối, nước mắm, mỡ trăn,...và đặc biệt là thảo dược không rõ nguồn gốc vào vùng bị bỏng vì có thể sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng hơn.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Xe cứu thương bất ngờ bốc cháy, nữ bệnh nhân bị bỏng nặng

Nguồn video: THĐT

Nổ pháo, bé trai nhập viện với bàn tay chỉ còn 1 ngón

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp bé trai Đ.T.N (11 tuổi, sống tại Phù Cừ, Hưng Yên) nhập viện với nhiều vết thương do tai nạn pháo nổ.

Bệnh nhi được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nhiều vết thương phần mềm vai trái, gối trái, cụt chấn thương ngón 3,4 và nhiều vết thương rải rác ở vùng gan tay và mu bàn tay trái.
No phao, be trai nhap vien voi ban tay chi con 1 ngon
Bàn tay của bé trai bị chấn thương do pháo nổ.
Theo lời kể của người nhà người bệnh, trên đường đi học về, em N. đã nhặt được một quả pháo nhỏ bằng ngón tay bên đường và cầm nghịch chơi. Không may cho em, vật thể đã phát nổ khiến em gặp tai nạn với nhiều vết thương.
ThS Nguyễn Văn Phan, Khoa Phẫu thuật Chấn thương chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ đã mổ cấp cứu, xử lý vết thương phần mềm vai, gối, sửa mỏm cụt ngón 3,4 bàn tay trái.
Sau mổ, tình trạng người bệnh đã ổn định, đang được điều trị và chăm sóc tại Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Đáng nói, đây không phải ca tai nạn do pháo nổ duy nhất, thời gian qua, Bệnh viện Việt Đức liên tiếp tiếp nhận các ca tai nạn do pháo nổ.
Các bác sĩ cảnh báo, nhân dịp Tết Canh Tý 2020 người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo nổ để tránh xảy ra thêm nhiều tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.

4 bé trai bị thương nặng do nghịch pháo

Mua pháo trên mạng về chơi, 4 trẻ phải nhập viện cấp cứu do vật liệu bất ngờ phát nổ.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, tối 26/1, 4 bé trai từ 12 đến 14 tuổi (trú tại Xuân Vân, Yên Sơn, Tuyên Quang) được gia đình đưa đến cơ sở y tế này cấp cứu sau một vụ nổ pháo. Gia đình bệnh nhi cho biết các bé đã mua pháo trên mạng về nghịch và xảy ra tai nạn.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ trực tại khoa Cấp cứu khẩn trương thăm khám, cấp cứu hồi sức tích cực, xử lý nhanh tổn thương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.