Sự thật về ngôi sao khồng lồ "huyền bí" ở Kazakhstan
(Kiến Thức) - Nguồn gốc bí ẩn về ngôi sao 5 cánh nằm ở một góc xa xôi tại bờ phía nam của Hồ dự trữ nước Tobol thượng trên đất nước Kazakhstan đã có lời giải.
Do xung quanh khu vực ngôi sao này hầu như không có dấu hiệu nào của sự sống nên những lời đồn thổi về nguồn gốc của hình ngôi sao này càng được nhân rộng.
Bên cạnh đó, khu vực dân cư gần nhất với khu vực có ngôi sao 5 cánh nằm gọn trong một vòng tròn này là thành phố Lisakovsk, cách đó 20 km về phía đông, nơi cũng nổi tiếng với những kiến trúc cổ bị tàn phá.
Lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao theo cách nào?
(Kiến Thức) - Khi lực hấp dẫn của lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn.
Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng sự “chết chóc” của một ngôi sao khi nó rơi vào một lỗ đen khổng lồ. Các mô phỏng cho thấy khi lực hấp dẫn của lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ bị kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng một nửa khối lượng của ngôi sao có thể bị đẩy ra thành một dòng thác của các mảnh vỡ và nửa còn lại tạo thành đường xoắn ốc bị cuốn vào trong lỗ đen.
Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen. |
Các nhà thiên văn học gọi sự va chạm giữa một ngôi sao và hố đen là "sự gián đoạn thủy triều" (tidal disruption event), và trong một thiên hà điển hình, trung bình quá trình xảy ra khoảng một lần/10.000 năm.