Tác dụng phòng bệnh tuyệt vời của rượu nếp Tết Đoan Ngọ

Theo y học hiện đại những nghiên cứu mới đây cho thấy, rượu nếp thường được dùng để "giết sâu bọ" trong Tết Đoan Ngọ có tác dụng phòng nhiều bệnh tật.

Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể. Do đó, theo truyền thống, người xưa chọn ngày muàng 5/5 âm lịch hằng năm để giết sâu bọ.
Người xưa quan niệm rằng, dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để “giết "sâu bọ trong tết Đoan Ngọ. Người xưa còn cho rằng, ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ "say lử đử" rồi chết ngất.
Tac dung phong benh tuyet voi cua ruou nep Tet Doan Ngo
Rượu nếp cái phòng tránh thiếu sắt. Nguồn: Sức khỏe & Đời sống. 

1. Rượu nếp giúp phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.

Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.

2. Rượu nếp cẩm phòng chống ung thư

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm, gần đây ở Hà Nội còn có món sữa chua nếp cẩm ăn cũng thú vị và tuyệt vời.

Tac dung phong benh tuyet voi cua ruou nep Tet Doan Ngo-Hinh-2
 Cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Rượu nếp ăn kèm sữa chua cũng là món ưa thích của trẻ em. Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.

3. Kích thích tiêu hóa

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.

Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa và hấp dẫn trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

4. Phòng bệnh thiếu sắt

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.

Cách chế biến món rượu nếp:

Rượu nếp nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng đều chế biến theo cách sau:

Nếp cẩm có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn gọi là nếp than (ở nước ta, nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen.

Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau:

Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt. Để trong 15 - 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng... là uống được.

Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.

Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.

Cách ủ rượu nếp ngọt mềm cho ngày Tết Đoan Ngọ

(Kiến Thức) - Áp dụng cách ủ rượu nếp ngọt mềm cho ngày Tết Đoan Ngọ dưới đây bạn có thể tự làm món rượu nếp an toàn, đảm bảo.

Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo
 Quan niệm xưa cho rằng, đúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm) là ký sinh trùng gây hại trong bụng ngoi lên. Đây là dịp để con người có thể ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát để loại bỏ chúng. Và rượu nếp là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong ngày này của người dân Việt Nam. Ảnh: 2monngonmoingay
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-2
 Để làm rượu nếp, bạn cần chuẩn bị 1kg gạo nếp cẩm (hoặc nếp cái hoa vàng), 20g men rượu, lá chuối hoặc lá sen, rổ thưa, chăn mỏng. Ảnh: phunutoday
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-3
 Gạo nếp xay nhặt kỹ bỏ hết hạt thóc và vỏ trấu, cho vào vo thật kỹ cho sạch rồi ngâm nước trong vòng 30 phút. Vớt gạo lên cho róc nước rồi trộn vào gạo nếp ít muối tinh, xóc đều. Sau đó đồ lên như nấu xôi. Ảnh: media
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-4
 Có thể cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm và bật nút nấu chín như bình thường, khi cơm sôi thì đảo lên để xôi chín đều và không bị bén nồi. Sau đó đổ xôi ra mâm, tãi đều và mỏng cho nhanh nguội. Ảnh: emdep
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-5
 Men rượu nhặt sạch vỏ trấu ủ bên ngoài, cho vào cối giã nhuyễn, dây qua lưới lọc để tránh bị lẫn vỏ trấu khi ăn. Lá chuối (hoặc lá sen) rửa sạch, lau khô rồi lót vào rổ sạch để sau này khi ủ rượu nước không bị ứ, nước ủ rượu dễ chảy xuống. Bớt lại ít lá để phủ lên bề mặt khi ủ.Ảnh: megafun
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-6
 Khi xôi còn âm ấm, trộn đều từng chút men rượu vào với xôi và cho vào rổ đã lót lá chuối. Cứ một lớp xôi dày chừng 5cm thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên. Xôi phía đưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên vì khi khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy của rổ. Phía trên cùng rải đều 1 lớp men mỏng và đậy lá chuối lên cho kín hết mặt xôi. Ảnh: trithucsong
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-7
 Đặt rổ rượu nếp lên trên chăn, đóng kín chăn bao quanh rổ rượu nếp. Nếu thời tiết nắng nóng chỉ ủ khoảng 1 ngày là rượu nếp đã bắt đầu bốc mùi thơm ngào ngạt. Ảnh: emdep
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-8
 Trong quá trình ủ rượu, nên kiểm tra thường xuyên. Khi có mùi thơm là phải dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp căng mọng và ngọt đậm. Nếu dỡ ra quá sớm thì men chưa biến đổi thành đường trong món rượu nếp sẽ làm món rượu nếp ăn sẽ có vị đắng. Ảnh: zing
Cach u ruou nep ngot mem cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-9
Nếu để ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho tinh bột trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài nên ăn bị bã và rất cay mùi rượu. Rượu nếp chín, đảo đều cả rổ rồi cho ra bát dùng. Khi ăn rượu nếp có vị dẻo, ngọt thanh của gạo nếp xay rất hấp dẫn. Ảnh: khampha

Tại sao ăn rượu nếp diệt được sâu bọ?

Mọi người vẫn ăn rượu nếp diệt sâu bọ vào ngày Tết Đoan Ngọ mà không hiểu tại sao lại thế. Rượu nếp diệt sâu bọ bằng cách nào?

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay cơm rượu nếp (hay còn gọi là rượu nếp) có tính ôn ấm, bổ dưỡng, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần khoan khoái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.