Suýt tàn phế vì đắp lá chữa đau lưng

(Kiến Thức) - Đắp lá chữa đau lưng được một tuần, bệnh nhân nam 47 tuổi bị bỏng toàn bộ da, đi lại vẫn khó khăn, vẹo và gù xuống. 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam (47 tuổi), vào viện vì đau thắt lưng, hai chân teo dần, đắp lá chữa đau lưng không khỏi mà còn bị bỏng da.
Bỏng da vì đắp thuốc lá
Tại phòng khám, bệnh nhân cho biết mình bị đau thắt lưng lan xuống hai chân ở mặt sau đùi và mặt ngoài cẳng chân, chân trái nhiều hơn chân phải. Bệnh nhân đã tự uống thuốc lá và ấn huyệt nhưng không đỡ mà còn đi vẹo người, đáng nói là hai chân lại teo dần. Bệnh nhân đi đắp lá dọc cột sống được 1 tuần thì thấy bỏng toàn bộ da, đi lại vẫn khó khăn, vẹo và gù xuống. 
Bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm L4L5 chèn ép hai bên rễ thần kinh và hẹp ống sống. Bệnh nhân đã được mổ lấy đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh VI, phẫu qua đường mở cửa sổ xương hai bên và nẹp vít cột sống. Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân đi lại tốt và được ra viện. Sau một tháng, khi quay lại tái khám, bệnh  nhân đã đi lại bình thường, vận động tốt, có thể quay trở lại công việc bình thường.
Theo ThS.BS Nguyễn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trường hợp này một lần nữa cảnh báo về việc có bệnh lại không đến cơ sở y tế đủ chuyên môn mà đi chữa linh tinh theo truyền miệng. May mắn bệnh nhân đã đến viện khi chưa quá muộn, vẫn cứu vãn được tình thế, nếu không, chắc chắn hậu quả sẽ khó hồi phục.
Suyt tan phe vi dap la chua dau lung
Bệnh nhân bị bỏng dọc sống lưng vì đắp lá. 
Giữ tư thế đúng để bảo vệ cột sống
ThS.BS Nguyễn Vũ cho hay, cột sống là bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì vậy, mọi người nên có tư thế đúng để tránh vẹo, gù, ảnh hưởng đến cột sống. Khi có triệu chứng đau thắt lưng, đi lại khó khăn mà không rõ nguyên do, tốt nhất mọi người nên đi khám ở cơ sở y tế đã được cấp phép chuyên môn, lý tưởng nhất là khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.
Với những bệnh nhân đã được điều trị phẫu thuật, bệnh nhân không cần giảm hoạt động vì nghĩ cột sống mình yếu mà ngược lại, vẫn nên hoạt động bình thường để cột sống thắt lưng được vận động, chỉ có điều, cần chú ý bảo vệ cột sống thắt lưng hơn. 
Để bảo vệ cột sống thắt lưng, mọi người lưu ý: Nếu cần nhặt một vật nặng thì nên co chân và tiến đến gần vật đó quỳ xuống, còn vật nhẹ thì sử dụng phương pháp thăng bằng; không cố gắng rướn, vẹo người. Nếu làm việc trong tư thế ngồi, phải giữ cho lưng ổn định và thẳng. Những người làm công việc nội trợ tránh xoay, vặn người, không được cong người ra phía trước quá mức. 
Trong việc vệ sinh, để tránh hành động rướn người, nên dùng máy hút bụi dạng trượt, chổi cán dài. Khi sắp xếp thu dọn giường chiếu cũng phải giữ cho lưng thẳng. Với hành động chất hàng vào thùng xe, người nên luôn ở phía sau xe, đảm bảo lưng thẳng (đã có những trường hợp thùng hàng không quá nặng nhưng vì nhấc trong tư thế vẹo người mà sau đó bị chấn thương cột sống, teo chân). 
Chị em phụ nữ nên tránh đi giầy quá cao gót vì sẽ tạo cho mình tư thế ưỡn, mất vững; chỉ nên đi giày gót dưới 4 - 5cm để bảo vệ xương bàn chân và cột sống.

Hoại tử hậu môn vì đắp thuốc khi bị trĩ

- Hai bệnh nhân (quê Nghệ An) nhập Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch vì đều bị hoại tử nặng vùng hậu môn sau khi khám và đắp thuốc lá chữa trĩ từ phòng khám tư.
[links()]
Hậu môn bị tím đen

Bệnh nhân Vũ Ngọc Q, 46 tuổi (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị trĩ đã nhiều năm. Cách đây khoảng 10 ngày, sau khi khám ở một phòng khám tư và đắp lá thuốc chữa trĩ, bệnh nhân thấy đau, sốt, không đi ngoài được, đồng thời hậu môn bị tím đen.

Ngày 19/7/2012, bệnh nhân được đưa đến BV Việt Đức cấp cứu. Kiểm tra thương tổn, bác sĩ thấy vùng hậu môn trực tràng đã hoại tử tím đen hoàn toàn, vùng bìu và tầng sinh môn bị sưng tấy. Bác sĩ  phẫu thuật đã phải mổ cấp cứu, cắt thương tổn hoại tử và làm hậu môn nhân tạo. Hiện bệnh nhân vẫn đang được hồi sức tích cực.

Trước đó vài giờ, bệnh nhân Lê Huy K, 53 tuổi (ở Thanh Chương, Nghệ An) cũng được đưa vào BV Việt Đức cấp cứu với tình trạng trĩ độ 4, rỉ máu và cũng cùng một cách chữa: đắp lá chữa trĩ.

Ngoài vùng bẹn bìu bị sưng tấy, bệnh nhân K còn bị hội chứng furnier (viêm tấy lan tỏa ở tầng sinh môn; khi bị hội chứng này, tỉ lệ tử vong lên đến 80%).

Bác sĩ đã phải dùng 3 kháng sinh mạnh, kết hợp hồi sức cấp cứu. Hiện bệnh nhân K đã được cắt trĩ bằng rạch dẫn lưu tầng sinh môn. Tuy nhiên, do bị nhiễm trùng nặng nên bệnh nhân đã bị ảnh hưởng đến cả chức năng gan, thận.

Các bác sĩ tiên lượng, đây là 2 trường hợp nặng nên bệnh nhân còn phải mất 4-6 tháng điều trị tiếp theo, không loại trừ bệnh nhân còn bị những di chứng nặng nề sau này như hẹp hậu môn.
Bác sĩ
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng

Chi phí mổ trĩ chỉ từ 3 – 4 triệu

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, BV Việt Đức cho biết, trĩ là bệnh lý về mạch máu và là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 50-60% dân số.

Bệnh có nhiều mức độ, tùy từng mức độ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như: thuốc, thủ thuật, hoặc phẫu thuật. Nếu được điều trị đúng, hiệu quả điều trị sẽ rất tốt.

Bên cạnh việc đắp thuốc lá chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, hiện nay, tại nhiều phòng khám tư, người ta hay quảng cáo chữa trĩ với các danh từ mỹ miều, có cảm giác cao siêu như: “dùng sóng cao tần”, “đốt laze”, “logo”… và rất nhiều bệnh nhân đã phải vào viện do phòng khám tư áp dụng các phương pháp nặng khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

Nhưng thực ra, khi bị trĩ, mỗi giai đoạn bệnh có cách điều trị khác nhau. Ở giai đoạn 1 và 2, có thể điều trị bằng thuốc, chế độ vệ sinh ăn uống (không dùng cà phê, thuốc lá và các chất kích thích nói chung, giữ sạch sẽ vùng hậu môn); ở giai đoạn sau mới phải dùng đến các thủ thuật như dùng sóng cao tần, đốt laze; và giai đoạn cuối, sau khi các phương pháp trên không đỡ thì mới phẫu thuật.

Theo PGS Hùng, trường hợp nặng nhất phải mổ ở bệnh viện, chi phí cũng chỉ hết khoảng 3-4 triệu (đấy là chưa kể bệnh nhân còn được bảo hiểm y tế thanh toán), trong khi ở nhiều phòng khám tư, chi phí cho điều trị trĩ cao hơn nhiều.

PGS Hùng cho biết, nếu mổ tốt thì chỉ cần dùng dao bình thường cũng khiến không chảy máu (do bác sĩ biết chỗ rạch); chỉ khi không biết cách mổ mới phải dùng đến các phương tiện hiện đại.

Ở nhiều phòng khám tư, bệnh nhân chữa xong thấy khỏi ngay, nhưng thực tế, 70% tái phát trong vòng 2 năm. Ngay cả phương pháp phẫu thuật, theo nghiên cứu, tỉ lệ khỏi cũng chỉ 90-95%.

Hoài Hương

Viêm mủ do đắp thuốc chữa gãy xương

- Vừa qua, chị Nguyễn Thị Hợi (Thái Bình) phải nhập viện mổ chân, bó bột do gẫy chân, viêm mủ tại khớp gẫy. Nguyên nhân được biết, chị bị ngã xe gẫy chân, nghe mọi người nói ông lang xã bên chữa gãy chân bằng bó lá rất tốt, chị đã tìm đến. Nhưng khi bó được 10 ngày, 2 ngày thay băng thì chị không thấy đỡ mà vết thương còn đau nhức, sưng tấy, khó đi hơn, phải nhập viện mổ và bó bột cố định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Lời bàn: Hiện nay, có khá nhiều thầy lang chữa sai khớp, bong gân, thậm chí gãy chân bằng phương pháp bó lá, thuốc gia truyền.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.