Sự thật về miếng dán điện thoại chống được bức xạ

(Kiến Thức) - Một loại miếng dán điện thoại, máy tính được quảng cáo chống bức xạ gần đây gây xôn xao thị trường. Nhiều hãng điện thoại còn khuyến mại theo miếng dán này khi mua điện thoại. 
 

Mạ vàng chống bức xạ
Thị trường miếng dán chống bức xạ với đủ loại, nguồn gốc khác nhau được quảng cáo nhan nhản, kiểu như: "Nhập khẩu từ Hàn Quốc, miếng dán điện thoại được mạ vàng 24k đẹp óng ánh không chỉ là vật trang trí xinh xắn cho dế yêu mà còn giúp bạn bảo vệ sức khoẻ với chức năng giảm sóng điện từ. Dán lên điện thoại di động, điện thoại bàn, máy chụp hình, máy MP3, MP4, máy tính, laptop... 
Theo quảng cáo thì miếng dán bao gồm 4 lớp là bọc ngoài, mạ vàng 24k, niken và keo dính. Chỉ cần lấy miếng dán ra, bóc lớp nilon bên dưới, lau sạch màn hình và dán lên. Sau khi dán xong, bóc nốt lớp nilon bảo vệ bên trên. 
Đặc biệt, theo quảng cáo, có thể dán nó lên những điểm được cho là nơi phát ra sóng điện từ. Chẳng hạn, việc dán lên các ăng ten của điện thoại có thể làm giảm hơn 90% các tổn thương bức xạ. Cách khác là dán lên pin của điện thoại di động để giảm khoảng 70% các tổn thương bức xạ và phục hồi dung lượng pin, kéo dài thời gian chờ 0,5 - 2 lần và tiết kiệm 50% thời gian sạc pin. 
Khi được hỏi về nguồn gốc của những tấm dán này, anh Trần Văn Phú (chủ một cửa hàng dán điện thoại di động trên phố Dương Quảng Hàm, Hà Nội) cho biết, đây đều là hàng nhập khẩu chứ không phải hàng tự sản xuất. Giá mỗi miếng dán khoảng 20.000 đồng tùy thuộc vào kích cỡ màn hình. Theo anh, các sản phẩm đều được chứng nhận chất lượng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Không có loại miếng dán thần kỳ
PGS.TS Nguyễn Quốc Trung, nguyên Trưởng khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay, trên thế giới thì miếng dán chống bức xạ không phải nghiên cứu mới. Người ta đã sử dụng nó trong lĩnh vực quân sự. Nhưng ở góc độ là sản phẩm phổ thông, thương mại hóa thì ngay cả những nước có nền khoa học phát triển nhất cũng chưa thấy dùng. 
Vậy thì những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ kia liệu có tác dụng thật hay không? Nếu những vật liệu này có thể hấp thụ sóng bức xạ thì hẳn là các hãng sản xuất điện thoại, máy tính đã sử dụng nó để đảm bảo sức khoẻ của người sử dụng rồi.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Quốc Trung, phạm vi bức xạ của trường điện từ phát ra từ những thiết bị điện tử gần hay xa phụ thuộc vào tần số phát. Ví dụ như điện thoại di động, bức xạ phát ra hình cầu nên tính từ tâm điện thoại, bức xạ sẽ tỏa trong khoảng cách 1,1 m. Lượng bức xạ phát ra khi tiến hành cuộc gọi và nghe chênh nhau không đáng kể ở những chiếc điện thoại đời khác nhau. Thông số kỹ thuật đo được tính bằng từ trường và điện trường. 
Rõ ràng bức xạ không nằm ngay trên chiếc điện thoại mà phát ra từ các bước sóng này. Bức xạ điện thoại phụ thuộc vào tần số của sóng. Giả sử miếng dán này có thể hấp thụ được sóng thì khi đó, điện thoại sẽ không thể liên lạc được.
KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, những tác hại của sóng điện từ đến sức khoẻ con người rõ ràng là có, kể cả ở những chiếc điện thoại thông thường, rẻ tiền. Miếng dán không thể hạn chế được bức xạ sóng điện thoại và cũng không một vật liệu nào có thể làm được điều này. Để sản xuất ra công nghệ này đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền, nên khó mà có mức giá đó cho một tính năng thần kỳ như vậy. 
Để hạn chế bớt ảnh hưởng của sóng điện thoại, nên dùng tai nghe (kể cả có dây hay không dây) vì tai nghe phát xạ ít hơn bản thân chiếc điện thoại. Không áp điện thoại vào cơ thể. Khi đàm thoại, để điện thoại cách cơ thể càng xa càng tốt. Tắt điện thoại khi không sử dụng như khi đi ngủ, hoặc tắt sóng di động trên điện thoại. 
"Việc sử dụng các miếng dán trôi nổi không rõ nguồn gốc còn có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Ví dụ như nếu dán miếng dán lên pin sẽ làm  nóng chảy pin, đàm thoại trong thời gian dài thậm chí còn dẫn đến nổ pin, nguy hiểm đến tính mạng".
PGS.TS Nguyễn Quốc Trung

Làm gì khi điện thoại “dính” nước?

Máy giặt, bồn cầu, đồ uống hay thời tiết ẩm ướt là những thứ có thể làm ướt chiếc điện thoại của bạn. Nếu lỡ tay làm rơi chiếc điện thoại của mình vào nước, bạn đừng hoảng sợ mà hãy làm theo các bước dưới đây và chiếc điện thoại của bạn có thể sẽ được "cứu sống".

Điều cần làm

Tuy việc tháo rời các linh kiện sẽ giúp làm khô điện thoại hiệu quả hơn, nhưng điều này sẽ khiến chiếc điện thoại dính nước của bạn không còn được bảo hành. Để có thể tháo rời điện thoại, bạn sẽ phải dùng đến các dụng cụ chuyên dụng; và nếu không cẩn thận, bạn sẽ làm hư chiếc điện thoại của mình. Vì thế, bạn không nên tháo máy của mình ra mà hãy làm theo các bước sau:

1. Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy điện thoại ra khỏi nước ngay lập tức. Bởi để điện thoại càng lâu trong nước sẽ càng làm tăng nguy cơ bị hư hỏng.

2. Đừng thử xem điện thoại của bạn có còn hoạt động không và cũng đừng bấm bất kì nút nào. Bởi làm như vậy sẽ càng khiến cho nước thấm sâu hơn vào máy.

3. Điều tiếp theo bạn phải làm trong mọi trường hợp là ngay lập tức tháo pin ra khỏi máy để ngắt nguồn điện, tránh làm chập cháy các linh kiện.

4. Nếu điện thoại của bạn thuộc loại pin gắn liền vào máy, ví dụ như iPhone hay Nokia Lumia thì bạn không thể tháo pin ra được. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro và bấm một vài nút để kiểm tra xem liệu điện thoại của bạn còn hoạt động không. Nếu còn hoạt động, bạn phải nhanh chóng tắt nguồn điện thoại. Bạn cần phải rất cẩn thận khi xử lý trường hợp này.

5. Gỡ bỏ các thiết bị ngoại vi hay phụ kiện điện thoại, ví dụ như ốp điện thoại.

6. Tháo thẻ SIM và thẻ nhớ ra, để hở các cổng kết nối hoặc nắp lưng để điện thoại nhanh khô hơn.

7. Dùng khăn giấy lau khô các bộ phận của điện thoại (kể cả phần bên ngoài). Khi thực hiện bước này, bạn cần hết sức cẩn thận để không làm nước chảy vào các khe hở của điện thoại.

8. Ngày cả khi mọi bộ phân đã được lau khô thì vẫn còn một chút hơi nước đọng lại trong máy. Vì thế, bạn cần phải loại bỏ hết hơi nước trước khi bật điện thoại lên. Một cách khắc phục thường dùng nhất là vùi điện thoại của bạn trong gạo khô. Các vật liệu hút nước như gạo có đặc tính hút ẩm giúp hấp thu hơi nước.

Sử dụng gạo để hút ẩm
Sử dụng gạo để hút ẩm

Bạn biết gì về công nghệ cảm biến y sinh?

(Kiến Thức) - Công nghệ cảm biến y sinh là công nghệ tích hợp các thiết bị đeo theo dõi sức khoẻ với các thiết bị điện tử viễn thông.

Hỏi: Công nghệ cảm biến y sinh là gì, dựa trên nguyên lý nào? - Lan Anh (Hà Nội).
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.