Sử dụng rượu bia ngày Tết thế nào để đảm bảo sức khoẻ?

Dưới đây là những mẹo uống rượu, bia an toàn trong ngày Tết mà mọi người cần biết.

Uống cốc bia, chén rượu cùng bạn bè, đồng nghiệp hay người thân là chuyện không thể tránh mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhưng uống thế nào để trọn niềm vui mà vẫn đảm bảo sức khoẻ, tránh nguy cơ quá chén, ngộ độc rượu thì không phải ai cũng biết.

Uống ít, chậm

Theo các chuyên gia, cơ thể cần khoảng 1 giờ để “xử lý” 30ml lượng nước có cồn. Thông thường, 5 phút sau khi uống, ethanol trong rượu bia sẽ thấm dần vào các mạch máu, 30 – 120 phút sau chất này sẽ lan dần sang các cơ quan khác trong cơ thể, rồi “ngấm” dần tạo cảm giác say.

Lúc này, cơ thể cần thời gian để xử lý. Vì thế nếu bạn uống quá nhanh, cơ thể không kịp phản ứng với lượng rượu bia dung nạp, khiến bạn dễ và nhanh say hơn người khác.

Su dung ruou bia ngay Tet the nao de dam bao suc khoe?

Để giữ sức khoẻ trong ngày Tết, mọi người cần lưu ý, khi uống rượu cần uống vừa đủ và uống thật chậm.

Ăn trước khi uống

Theo các chuyên gia, trước khi uống rượu bia, tốt nhất mọi người nên ăn một chút gì đó lót dạ. Khi bụng đói, ethanol có trong rượu sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể hơn bình thường. Nguy hiểm hơn, khi vào dạ dày, chất này sẽ nhanh chóng thấm vào máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ say, thậm chí là nguy cơ của các bệnh về dạ dày, loét dạ dày.

Uống vừa đủ

Việc sử dụng được ít hay nhiều rượu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính hay thể trạng. Bởi vậy, việc xác định “tửu lượng” của bản thân đến đâu rất quan trọng. Với người bình thường, ngưỡng an toàn của bia là 300 – 350ml (nồng độ 4%), rượu nhẹ nồng độ 11% là 150 – 200ml, rượu nặng nồng độ 20% là khoảng 50ml.

Bổ sung vitamin B

Nguyên nhân khiến người sử dụng rượu, bia cảm thấy khó chịu sau khi sử dụng là do cơ thể bị thiếu vitamin B. Bởi vậy, việc kịp thời bổ sung loại vitamin này là vô cùng cần thiết, góp phần hiệu quả trong việc chống lại cảm giác say.

Vitamin B thường có trong sữa, cà rốt, dưa, lạc, súp lơ và các loại rau có màu xanh đậm…

Ăn hoa quả

Kinh nghiệm dân gian truyền lại rằng, khi say rượu hoặc quá chén, người dùng nên uống một cốc trà atiso vì loại thảo dược này có chức năng giải rượu khá tốt.

Ngoài ra, sau khi uống rượu, người dùng cũng nên dùng một chút hoa quả tươi. Bởi hoa quả sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra ngoài cơ thể, giam đau đầu, chóng mặt và giúp sớm tỉnh táo.

Ngày Tết đang đến gần, việc tụ tập bạn bè, rượu bia là không thể tránh khỏi đối với nhiều người. Tuy nhiên, để an toàn, đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyến cáo hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng rượu bia. Trường hợp không thể tránh, mọi người nên uống ít, số lượng vừa phải, uống giãn cách nhiều ngày và không nên uống quá nhiều cùng lúc.

Đặc biệt, khi đã dùng rượu bia cần tuyệt đối không lái xe. Trong trường hợp đã sử dụng bia rượu, nên nhờ người quen tỉnh táo đưa về hoặc gọi taxi đưa về nhà, không nên tự ý sử dụng xe máy, ô tô tham gia giao thông để tránh nguy cơ gây tai nạn cho bản thân và người khác.

Video: Say rượu, nữ tài xế lái ô tô đâm bay cột bơm xăng

Khi đang điều khiển chiếc xe ô tô ra khỏi đường cao tốc, nữ tài xế bất ngờ lao xe sang đường rồi đâm văng cột bơm xăng.

Khi đang điều khiển chiếc xe ô tô ra khỏi đường cao tốc, nữ tài xế bất ngờ lao xe sang đường rồi đâm văng cột bơm xăng.

Người đàn ông xưng “tiến sĩ” làm ở VTV bị lập biên bản xử phạt

Hiện cơ quan công an đang xác minh thêm công ty nơi anh Đức làm việc về giấy đi đường của người này có hợp lệ hay không để kết luận xử phạt hành vi ra đường với lý do không cần thiết.

Liên quan đến vụ người đàn ông xưng "tiến sĩ" làm ở VTV để vượt chốt COVID-19, chiều 16/8, đại diện Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, đơn vị đã tham mưu UBND xã Đặng Xá lập biên bản xử phạt ông Nguyễn Đức (38 tuổi, ở khu đô thị Đặng Xá) về hành vi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng ở mức cao nhất là 3 triệu đồng.
Nguoi dan ong xung “tien si” lam o VTV bi lap bien ban xu phat

Cơ quan công an tiến hành lập biên bản lỗi vi phạm của anh Đức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.