Sự cố về pin: “Bóng ma” mới ám ảnh ngành công nghiệp smartphone

Trong nửa tháng trở lại đây, sự cố về pin là chủ đề bàn luận nhiều nhất xung quanh bộ đôi điện thoại mới ra mắt của Apple. 

Nhiều phản hồi được đưa ra kèm bằng chứng rõ ràng cho thấy pin iPhone 8 bị phồng tới mức làm màn hình bị bung ra khỏi thân máy. Apple buộc phải mở cuộc điều tra chính thức để làm rõ nguyên nhân.
Từ tiền lệ không mong muốn
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone
 Samsung Galaxy Note 7(2016) phát nổ. Nguồn:Daily Dot.
Đây không phải lần đầu một hãng sản xuất điện thoại tên tuổi gặp vấn đề tương tự trên mẫu điện thoại cao cấp (flagship) của mình. Năm 2016, chính sự cố về pin khiến Samsung phải ngừng bán đồng thời thu hồi hàng loạt Galaxy Note 7. Thậm chí Galaxy Note 7 đã từng phát nổ trên tay người dùng. Samsung đồng thời phải đưa ra khuyến cáo tới chỉ nên sạc tới 80% đối với số lượng người đang sở hữu Galaxy Note 7 mà không thể đổi trả.
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone-Hinh-2
 Năm nay, đến lượt iPhone 8 gặp sự cố phồng pin nghiêm trọng. Nguồn:The Verge.
Năm nay, theo Apple công bố, họ đã nhận được 18 triệu đơn đặt hàng chỉ tính riêng cho iPhone 8. Vậy số lượng sản phẩm lỗi dưới mức 0,001% đối với một công ty lớn là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy chưa xảy ra sự cố phát nổ nhưng điều này vẫn gây ra không ít lo ngại bởi nó làm ảnh hưởng tới uy tín cũng như doanh số bán hàng của họ. Apple cũng lập tức mở cuộc điều tra để truy tìm lỗi trong dây chuyền sản xuất và hứa đưa ra biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Đâu là nguyên nhân
Xuất phát từ thị hiếu, các hãng sản xuất hiện nay đều phải chạy theo tiêu chí mạnh, mỏng, nhẹ.
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone-Hinh-3
 Xu hướng mạnh, mỏng nhẹ của điện thoại thông minh hiện nay.

(ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Hiển nhiên, công nghệ càng tiên tiến thì yêu cầu khoảng không gian trong thiết bị càng lớn. Thiết kế trên chipset (SoC) được ra mắt phần nào để tiết kiệm khoảng trống quý giá. Các kỹ sư đã phải nghiên cứu để tích hợp lên nó đủ loại vi xử. May mắn thay, dù phải gánh vác khối lượng công việc đồ sộ, kích thước chipset vẫn có thể được thu nhỏ. Công nghệ camera kép gồm 2 cảm biến và hệ thống âm thanh còn có kích thước lớn hơn nhiều... Tất cả thành phần đó đều phải nằm gọn bên trong chiếc điện thoại. Hệ quả chính là khoảng không gian dành cho pin ngày càng hạn chế và bất kỳ sai sót không đáng có cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới pin điện thoại.
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone-Hinh-4
 Không có bất kỳ khoảng không gian dư thừa nào bên trong iPhone 8. Nguồn: BestMobileDestination
Mặt khác, những tính năng mới cùng với màn hình lớn ở độ phân giải cao và bộ vi xử lý mạnh tiêu hao lượng rất nhiều điện năng. Hiện nay, do công nghệ chưa cho phép, dù muốn nhưng họ vẫn không thể tạo ra pin với kích thước nhỏ mà vẫn phải giữ phải được dung lượng đáp ứng nhu cầu cho ít nhất một ngày sử dụng trung bình.
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone-Hinh-5
 Khoảng không gian chật hẹp bên trong Samsung Galaxy Note 7 (2016). Nguồn:WSJ.
Cuối cùng, để giữ vị thế trên thị trường điện thoại thông minh, các nhà sản xuất bắt buộc phải duy trì chu kỳ nâng cấp thiết bị cao cấp hàng năm. Đó chính là áp lực tới đội ngũ kỹ sư. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, họ sẽ phải nghiên cứu, thiết kế và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Đòi hỏi về tính năng cùng công nghệ mới luôn tiêu tốn khoảng thời gian đáng kể khiến độ ổn định của pin chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cố nghiêm trọng của Galaxy Note 7 năm ngoái. Theo Wall Street Journal xuất bản 2016, Samsung thừa nhận do không lường trước được kích thước giãn nở trong vỏ pin hẹp gây đoản mạch và áp lực về thời gian sản xuất khiến Galaxy Note 7 dẫn đến sự cố phát nổ hàng loạt không thể khắc phục.
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone-Hinh-6
 Hiệu quả trên công nghệ sạc nhanh Quick Charge nổi tiếng của Qualcomm. Nguồn: Qualcomm.
Ngoài ra, tôi muốn nhắc đến công nghệ sạc nhanh, mà Qualcomm đi đầu với việc giới thiệu QuickCharge 1.0 năm 2013, nhằm cung cấp cho thiết bị dung lượng pin dùng trong nhiều giờ với thời gian sạc cực ngắn. Dù đã được kiểm nghiệm và đảm bảo tính hiệu quả cũng như độ an toàn trong nhiều năm. Nhưng công nghệ này vẫn ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi điện năng hao phí khi sạc sẽ mau chóng chuyển thành nhiệt năng (kẻ thù truyền kiếp của pin Lithium-ion). Theo Wikipedia, pin Li-ion cho phép sạc ở nhiệt độ tối đa 45oC. Nhưng nhiệt độ càng cao thì tuổi thọ pin càng giảm nhanh. Để khắc phục vấn đề này, Qualcomm bổ sung cho QuickCharge 4.0 khả năng quản lý nhiệt lượng thời gian thực và tìm cách phân bố nguồn nhiệt trên các mạch sạc cải tiến. Tuy nhiên, mạch sạc này cũng chiếm nhiều không gian hơn bên trong điện thoại.
Su co ve pin: “Bong ma” moi am anh nganh cong nghiep smartphone-Hinh-7
 Pin từ những sự cố không mong muốn có trở thành hiểm họa cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Theo thống kê từ New Zoo, số lượng người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới năm 2017 là 2,6 tỷ người và dự kiến sẽ lên tới 3,6 tỷ người vào năm 2020. Hy vọng rằng sự cố về pin trong quá khứ của Samsung và Apple sẽ là bài học cho các hãng điện thoại thông minh khác. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng (những người ủng hộ và tạo nên danh tiếng cho họ).

Điều gì đã biến Samsung Galaxy Note 7 thành một quả bom?

Người dân tại một thị trấn nhỏ ở Argentina vô cùng ngạc nhiên với khối thiên thạch khổng lồ được phát hiện tại đây.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sự cố lỗi pin của Samsung Galaxy Note 7 đã trở thành một hố đen khổng lồ với Samsung, làm cho mọi việc ngày càng trầm trọng hơn với "gã khổng lồ" điện tử Hàn Quốc trong cuộc chiến "sinh-tử" với đối thủ Apple, vốn đang chiếm rất nhiều ưu thế khi vừa cho ra mắt cặp đôi "sát thủ" iPhone 7 và iPhone 7 Plus. Sau khi xảy ra 35 sự cố cháy nổ do quá nhiệt với điện thoại Note 7 ở phạm vi toàn cầu, Samsung đã đưa ra quyết định chưa từng có là thu hồi khẩn cấp toàn bộ 2,5 triệu chiếc điện thoại đã được cung ứng và bán ra ngoài thị trường đồng thời dừng toàn bộ hoạt động bán hàng và cung ứng mẫu điện thoại này. Samsung cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và nhà mạng di động trên thế giới để hoàn tiền và đổi máy điện thại cho khách hàng. Ở mỗi thị trường, Samsung đều đưa ra một thông báo: Hãy trả lại chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 7 ngay, đề phòng trường hợp xấu xảy ra đối với bạn. Đến nay, giới công nghệ và người tiêu dùng luôn tự đặt câu hỏi: Chuyện gì đã khiến những chiếc điện thoại Note 7 trở thành những quả bom? Và những chiếc pin trong Note 7 bị lỗi thế nào để khiến nó dễ dàng bị bắt lửa và cháy nổ? Dưới đây là những gì chúng ta cần biết về sự cố pin tồi tệ của Samsung: Sự cố pin Note 7 dưới góc độ khoa học Theo cơ sở khoa học về pin thì các vụ cháy pin điện thoại xảy ra rất đơn giản và khá dễ hiểu. Các điện thoại di động hiện nay đều sử dụng pin lithium-ion để cấp điện năng hoạt động và chất lỏng (dung dịch điện ly) trong loại pin này thì rất dễ cháy. Pin lithium-ion dễ xảy ra hiện tượng pin ngắn mạch khi gặp nhiệt độ cao khiến các hạt kim loại trong dung dịch điện ly chuyển động quá gần màng ngăn cách điện (mỏng, làm bằng nhựa PE hoặc PP) nằm giữa cực âm và cực dương. Và điều này có thể làm thủng màng ngăn cách vỗn có chức căng cách điện giữa cực âm và cực dương, làm cho cực âm và cực dương bị ngắn mạch, nhiệt độ tăng cao bất thường phá hủy kết cấu pin, dẫn tới nổ pin. Galaxy Note 7 chắc chắn không phải là mẫu điện thoại đầu tiên dễ bắt lửa, hoặc thậm chí bị chịu đợt thu hồi khổng lồ đầu tiên. Năm 2009, Nokia đã thu hồi 46 triệu pin điện thoại có nguy cơ chập điện. Nhiều vụ nổ điện thoại thậm chí đã gây ra chết người. Không có thương hiệu hoặc mẫu thiết bị di động nào là an toàn tuyệt đối. Ví dụ, trong năm 2015 và cả 2016 này, một số người dùng iPhone đã không may bị bỏng do điện thoại của họ bị nổ. Và mặc dù Galaxy Note 7 trở thành một nỗi ám ảnh thì những chiếc điện thoại khác của Samsung cũng đã bốc cháy, giống như Galaxy core bị cho là tác nhân gây bỏng cho một đứa trẻ 6 tuổi vào đầu tuần này. Chúng ta đã được biết đến về những nguy cơ cháy nổ với pin lithium-ion trong nhiều năm qua, nhưng thực tế là ngành công nghiệp điện tử vẫn tiếp tục sử dụng loại pin này ngày càng nhiều hơn vì tính gọn nhẹ của nó. Samsung nói số điện thoại Note 7 bị lỗi rất ít Một quan chức giấu tên của Samsung khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết những khiếm khuyết trong sản xuất điện thoại chỉ ảnh hưởng tới chưa đầy 0,01% tất cả điện thoại Note 7 được bán ra. Mặc dù số điện thoại bị lỗi có thể chỉ chiếm rất ít trong tổng số điện thoại được bán ra nhưng chúng lại đang thực sự là mối đe dọa lớn tới danh tiếng của Samsung bởi tần suất xuất hiện các sự cố từ các điện thoại bị lỗi đang diễn ra quá dày đặc đủ để khiến người ta kết luận Note 7 là một mối nguy hiểm. Chỉ sau ngày ra mắt đầu tháng 8 một thời gian ngắn, chiếc điện thoại tiên phong của Samsung đã liên tiếp vấp phải những sự cố cháy nổ do lỗi pin. Theo những thống kê chính thức từ phía Samsung, có ít nhất 30 sự cố cháy nổ điện thoại Note 7 được ghi nhận trên toàn thế giới. Vậy điều gì đã khiến Note 7 bị xảy ra sự cố cháy nổ pin liên tiếp?
Samsung có thể đã nén pin của Note 7 quá chặt hơn mức chịu đựng của nó.
Samsung có thể đã nén pin của Note 7 quá chặt hơn mức chịu đựng của nó.
Theo một báo cáo sơ bộ không không bố của Samsung gửi tới Cơ quan quản lý về công nghệ và tiêu chuẩn Hàn Quốc, do hãng tin Bloomberg thu được, Samsung cho biết đã có một lỗi sản xuất với Note 7 đó là"tạo áp lực lên các tấm ngăn bên trong các thẻ pin." Các tấm ngăn này ngăn cách tiếp xúc giữa cực âm và cực dương của pin.

Điều này dẫn tới hiện tượng pin ngắn mạch như đã trình bày ở trên và làm cho Note 7 có nguy cơ cháy rất lớn khi gặp thêm các yếu tố tác động bên ngoài như nhiệt độ bên ngoài.

Nhưng Samsung nén pin Note 7 để làm gì? Theo giáo sư hóa học vật liệu Don Sadoway của Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) khi trả lời phỏng vấn trang tin CNET, các tấm pin điện thoại ngày nay đang được làm theo kiểu nhồi nhét (theo nghĩa đen) quá nhiều dung lượng pin trong khi thể tích pin có hạn và ông cho biết các công ty pin đang chịu áp lực để nhồi nhét dung lượng pin càng nhiều càng tốt trong khi cấu tạo pin lại theo xu hướng ngày càng nhỏ, mỏng.

- Thêm một giả thuyết nữa về những tấm pin bị lỗi của Note 7. Đó là cơ chế tự ngắt sạc pin.

Hiện nay, pin điện thoại di động thường sạc nhanh hơn (và trở nên nóng hơn) khi ở giai đoạn đầu tiên cắm sạc, còn ở giai đoạn cuối, chúng thường sạc nhỏ giọt vài phần trăm cuối cùng để đạt được công suất tối đa.

Tuy nhiên điện thoại Note 7 không phát nổ ngay lập tức. Trong thực tế, các vụ cháy nổ Note 7 đã xảy ra sau khi điện thoại đã cắm sạc một thời gian, có khi qua đêm.

Vấn đề này có thể được lý giải bởi một giả thuyết là pin Note 7 không biết khi nào nó đạt 100% sạc, và tiếp tục gia tăng lượng điện sạc như lúc đầu sạc khiến pin tăng nhiệt liên tục tới mức phát nổ.

Giả thuyết này được củng cố khi mới đây Samsung cho biết họ sẽ tung ra một bản cập nhật phần mềm cho điện thoại Note 7, để giới hạn mức sạc pin tối đa ở mức 60%.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo với Samsung và Note 7?

Tất cả những lý giải trên mới chỉ ở dạng giả thuyết còn câu trả lời chính thức về nguyên nhân thực sự của sự cố cháy nổ pin Note 7 thì sẽ phải chờ đợi ít nhất 6 tháng nữa khi Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) công bố kết quả điều tra.

Và trong thời gian này, những khách hàng của Note 7 (ngoại trừ Mỹ vì phải đợi CPSC phê duyệt) cần dừng sử dụng, đưa máy điện thoại của họ đến các cửa hàng mua máy để đổi máy và nhận tiền hoàn trả.

Còn với Samsung, đến thời điểm này có thể khẳng định Note 7 là một vết đen mà họ cần phải nỗ lực vượt qua bằng cách chuẩn bị cho việc sớm cho ra một mẫu máy điện thoại khác thay thế - giới công nghệ đang mong chờ tới mẫu Galaxy S8 - để lấy lại uy tín.

Lỗi nghiêm trọng khiến iPhone sụt pin và tắt nguồn đột ngột

Nhiều ngày nay, một số người dùng iPhone trên thế giới đã phàn nàn về hai lỗi nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới tuổi thọ pin của chiếc điện thoại này.

Đầu tiên là vấn đề với pin của một số điện thoại iPhone 6s khiến điện thoại bị tắt đột ngột khi còn nhiều dung lượng pin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.