"Sốc" điều xảy ra với cơ thể người ở "địa ngục sống Everest"

Chinh phục đỉnh Everest được xem là đích đến của các nhà leo núi nhưng để đặt chân lên "nóc nhà thế giới", cơ thể con người sẽ phải chịu đựng những điều gì?
 

Đối với dân leo núi nhà nghề, đỉnh Everest - nóc nhà của thế giới được xem là đích đến mà ai cũng muốn chinh phục nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự nguy hiểm về tình trạng quá tải trên đường chinh phục đỉnh Everest đang trở thành vấn đề nhận đông đảo sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là trong thời điểm ít nhất 11 người thiệt mạng vì nguyên nhân này trong 13 ngày vừa qua.

Vùng Tử thần: Nơi tàn phá sự sống trong từng tế bào

Đỉnh Everest cao 8.848 m và được mệnh danh là “tử địa lộ thiên lớn nhất thế giới” vì nơi đây là một vùng núi đầy tuyết lạnh thấu xương và gió rét cắt da cắt thịt. Để đặt chân lên được đỉnh núi cao nhất hành tinh so với mực nước biển, các vận động viên leo núi chuyên nghiệp phải vượt qua một nơi được gọi là “The Death Zone” - Vùng Tử thần - Ranh giới giữa sự sống và cái chết. Nếu không, đây sẽ là mồ chôn thân của họ.

Để chinh phục đỉnh Everest, các nhà leo núi phải vượt qua một nơi được gọi là “The Death Zone” - Vùng Tử thần.

Để chinh phục đỉnh Everest, các nhà leo núi phải vượt qua một nơi được gọi là “The Death Zone” - Vùng Tử thần. 

Không hề quá khi nói rằng Everest là địa ngục sống vì ở độ cao hơn 8.000 m, oxy là một thứ rất xa xỉ, đắt đỏ, có thể khiến cơ thể chết từng chút một và các tế bào cũng chết dần theo từng phút. Tại Vùng Tử thần, não và phổi của các nhà leo núi sẽ bị thiếu oxy, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đồng thời làm giảm khả năng phán đoán của họ. Chia sẻ về sự thiếu oxy nghiêm trọng trên đỉnh Everest, một nhà leo núi nói rằng cảm giác này như đang chạy trên máy tập mà chỉ được hít thở qua ống hút.

Đối với một nhà leo núi, để tồn tại trên vùng núi cao, họ cần phải thích nghi được với việc thiếu oxy, nhưng làm như vậy có thể khiến họ phải đối mặt với vô số rủi ro về sức khỏe. Khi lượng oxy trong máu giảm xuống ở một mức độ nhất định, nhịp tim sẽ tăng vọt lên tới 140 nhịp/phút, làm tăng nguy cơ đau tim. Vì vậy, một số chuyên gia nhận định, những người leo núi phải cho cơ thể mình có thời gian thích nghi được với độ cao có thể nghiền nát phổi ở Himalaya trước khi chinh phục đỉnh Everest.

Những triệu chứng thường gặp trong Vùng Tử thần

Các đoàn thám hiểm thường thực hiện ít nhất 3 giai đoạn trên hành trình chinh phục “nóc nhà thế giới” từ Everest Base Camp (cao hơn 5.300m, bằng với các ngọn núi cao ở châu Âu). Sau đó, họ sẽ nghỉ ngơi lấy sức trước khi chinh phục thêm vài nghìn mét, rồi mới lên đỉnh Everest.

Trong nhiều ngày, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra nhiều huyết sắc tố (protein trong các tế bào hồng cầu giúp mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể) để bù đắp cho sự thay đổi về độ cao. Tuy nhiên, quá nhiều huyết sắc tố có thể khiến mật độ máu trong cơ thể tăng lên, khiến việc lưu thông máu gặp khó khăn. Đây chính là nguyên nhân khiến các nhà leo núi dễ bị đột quỵ hoặc tích tụ chất lỏng trong phổi, bị phù phổi độ cao (HAPE).

Trong Vùng Tử thần, các nhà leo núi sẽ gặp phải vô số triệu chứng nguy hiểm.

Trong Vùng Tử thần, các nhà leo núi sẽ gặp phải vô số triệu chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra, các nhà leo núi còn gặp phải vô số triệu chứng xảy ra cùng một lúc, bao gồm mệt mỏi, ngạt thở, suy nhược cơ thể, ho dữ dội tới mức làm nứt hoặc tách xương sườn. Những người leo núi mắc triệu chứng HAPE còn bị hụt hơi ngay cả khi dừng chân để nghỉ ngơi.

Trong Vùng Tử thần, não của họ bắt đầu sưng lên do thiếu oxy trầm trọng, dẫn đến buồn nôn, nôn, không thể suy luận và mất dần ý thức. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do não không nhận đủ oxy, khiến não bị sưng phồng lên và gây ra phù não độ cao (HACE).

Một khi não bị thiếu oxy, đôi khi họ sẽ quên mất mình đang ở đâu, bắt đầu mê sảng mà một số chuyên gia coi đây là một dạng rối loạn tâm thần ở độ cao. Sự nhận biết của những người leo núi bị thiếu oxy sẽ dần trở nên suy yếu và họ có thể làm một số hành động kỳ quặc như trút bỏ quần áo trong cái lạnh thấu xương hoặc nói chuyện với một người bạn trong tưởng tượng.

Đối mặt với các triệu chứng xuất hiện dồn dập, người leo núi có thể đưa ra những quyết định không chính xác.

Đối mặt với các triệu chứng xuất hiện dồn dập, người leo núi có thể đưa ra những quyết định không chính xác. 

Bên cạnh đó, người leo núi còn phải đối mặt với cảm giác ăn không ngon miệng, mù tuyết - bị mất thị lực tạm thời do bị vỡ các mạch máu trong mắt. Với vô số các triệu chứng xuất hiện dồn dập như chóng mặt, suy nhược cơ thể, mê sảng, mất thị lực,… các nhà leo núi có thể đưa ra những quyết định không chính xác như đi lạc, không sử dụng bình dưỡng khí đúng cách,… khiến họ bị thương hoặc thiệt mạng trong quá trình chinh phục đỉnh Everest.

*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Khe vực Mariana, nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất đã biết, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất.

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana hay rãnh Mariana.

Lộ gần 300 thi thể người ở Everest: Báo hiệu điều đáng sợ sắp đến?

Biến đổi khí hậu khiến Trái đất ấm lên, gây ra hiện tượng băng tan trên núi Everest và để lộ ra thi thể của gần 300 người đông cứng, nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất mà thế giới phải đối mặt.

Theo Popular Science, kể từ những năm 1990, có hàng trăm người đã phải bỏ mạng và bị chôn vùi khi đang chinh phục ngọn núi này. Ngày nay, thi thể họ đang lộ diện khi Trái đất ấm dần lên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.