Sinh viên Việt đăng ứng dụng chứa mã độc lên Google Play

(Kiến Thức) - Trong số các ứng dụng chứa mã độc, có những ứng dụng đã được tải xuống đến hơn 8 triệu lần.

    Các nhà nghiên cứu bảo mật của hãng ESET vừa phát hiện ra 42 ứng dụng Android trên cửa hàng Google Play Store chứa adware để hiển thị quảng cáo tới các nạn nhân nhằm kiếm tiền từ họ. Trong đó có những ứng dụng đã được tải xuống 8 triệu lần từ khi được đưa lên vào tháng Bảy năm 2018.

    Đáng chú ý hơn, ESET phát hiện ra tác giả của hàng chục ứng dụng Android chứa mã độc quảng cáo adware này là một sinh viên đang sống tại Hà Nội, Việt Nam. Các ứng dụng này chứa một dòng adware mới trên Android được ESET đặt tên là Ashas.

    Sinh vien Viet dang ung dung chua ma doc len Google Play
     

    Cách ESET lần ra tác giả của các ứng dụng này cho thấy, kế hoạch kinh doanh ứng dụng của sinh viên Việt Nam này đã có sự thay đổi đột ngột. Trong những phiên bản đầu tiên, không phải ứng dụng nào cũng chứa đoạn mã độc này, vì vậy có thể ban đầu, sinh viên này dự định kinh doanh các ứng dụng một cách hợp lệ. Tuy nhiên, sau đó, kế hoạch thay đổi và việc tiêm mã độc adware bắt đầu được thực hiện qua các bản cập nhật ứng dụng.

    Vì ban đầu sinh viên này vẫn công bố các ứng dụng hợp lệ và không chứa mã độc, anh ta không quan tâm đến việc che giấu danh tính của mình trong các ứng dụng đó. Và vì vậy, khi bắt đầu tiêm mã độc adware vào các ứng dụng này, danh tính của nhà phát triển vẫn giữ nguyên như vậy.

    Sinh vien Viet dang ung dung chua ma doc len Google Play-Hinh-2

    Một ứng dụng chứa mã độc adware của nhà phát triển này. 

    Sinh vien Viet dang ung dung chua ma doc len Google Play-Hinh-3
    Facebook của nhà phát triển Việt Nam đã đăng tải các ứng dụng chứa adware. 
    Từ địa chỉ email anh ta sử dụng để đăng ký tên miền cho adware, ESET đã lần ra các tài khoản cá nhân trên GitHub, sau đó YouTube và cuối cùng là cả Facebook.
    Sinh vien Viet dang ung dung chua ma doc len Google Play-Hinh-4
    Các quảng cáo hiện ra toàn màn hình và được ngụy trang bằng logo của các ứng dụng khác. 
    Sau đó, các ứng dụng sẽ nhận được bản cập nhật với mã độc adware Ashas ngầm bên trong. Đoạn mã này hoạt động bằng cách hiển thị quảng cáo toàn màn hình và phủ lên trên ứng dụng khác.
    Nhà phát triển này còn cẩn thận ngụy trang nguồn gốc của các quảng cáo này. Để tránh bị phát hiện, các quảng cáo chỉ hiện ra sau hơn 24 phút người dùng tương tác với ứng dụng bị nhiễm mã độc, và cũng thường bắt chước logo của các ứng dụng khác – ví dụ như Facebook hay Google – để ẩn mình kỹ hơn.
    Hãng ESET cho biết: "Chúng tôi đã thông báo về các ứng dụng này cho nhóm bảo mật của Google và chúng nhanh chóng bị loại bỏ. Tuy nhiên, các ứng dụng này vẫn xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba."

    Nhà sản xuất Android nào hỗ trợ cập nhật phần mềm tốt nhất?

    Các hãng Android luôn bị phàn nàn về vấn đề cập nhật phần mềm. Vậy trên phiên bản Oreo, nhà sản xuất nào đã thực hiện tốt việc cập nhật cho các thiết bị của mình?

    1. Sony (63 ngày) - Sony không nổi bật về doanh số trong vài năm gần đây nhưng hãng cho thấy nỗ lực trong việc cập nhật các sản phẩm của mình. Sony đã cập nhật 6 thiết bị mới nhất của họ lên Android 8.0 vào giữa tháng 3. Đồng thời, hãng cũng chỉ mất 10 ngày để xác nhận thiết bị nào sẽ nhận được phiên bản Android mới.
     1. Sony (63 ngày) - Sony không nổi bật về doanh số trong vài năm gần đây nhưng hãng cho thấy nỗ lực trong việc cập nhật các sản phẩm của mình. Sony đã cập nhật 6 thiết bị mới nhất của họ lên Android 8.0 vào giữa tháng 3. Đồng thời, hãng cũng chỉ mất 10 ngày để xác nhận thiết bị nào sẽ nhận được phiên bản Android mới.
    2. HMD Global (95 ngày) - HMD Global tung ra phiên bản Oreo cho Nokia 8 vào tháng 11 năm ngoái, sau đó tới các thiết bị Nokia 5, Nokia 6 và Nokia 7. Với danh mục sản phẩm không quá nhiều nên việc hỗ trợ cập nhật phần mềm của hãng cũng dễ dàng hơn. Có thể thấy, HDM đang rất nỗ lực để cạnh tranh với các thương hiệu khác từ phần cứng đến phần mềm.
    2. HMD Global (95 ngày) - HMD Global tung ra phiên bản Oreo cho Nokia 8 vào tháng 11 năm ngoái, sau đó tới các thiết bị Nokia 5, Nokia 6 và Nokia 7. Với danh mục sản phẩm không quá nhiều nên việc hỗ trợ cập nhật phần mềm của hãng cũng dễ dàng hơn. Có thể thấy, HDM đang rất nỗ lực để cạnh tranh với các thương hiệu khác từ phần cứng đến phần mềm.
    3. OnePlus (90 ngày) - OnePlus tung ra Android 8.0 cho OnePlus 3 và 3T trong tháng 11 và Android 8.1 cho OnePlus 5, OnePlus 5T vào cuối tháng 3. Giống như HMD Global, OnePlus có một danh mục điện thoại hẹp hơn các hãng khác cùng giao diện tương đối giống với Android thuần nên việc tùy biến không tốn nhiều thời gian.
     3. OnePlus (90 ngày) - OnePlus tung ra Android 8.0 cho OnePlus 3 và 3T trong tháng 11 và Android 8.1 cho OnePlus 5, OnePlus 5T vào cuối tháng 3. Giống như HMD Global, OnePlus có một danh mục điện thoại hẹp hơn các hãng khác cùng giao diện tương đối giống với Android thuần nên việc tùy biến không tốn nhiều thời gian.
    4. HTC (98 ngày) - Trong 2 năm qua, HTC rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn nhưng hãng vẫn cố gắng cập nhật cho các thiết bị của mình. Từ HTC 10, HTC U Ultra, HTC U11 và U11 Life đều đã được hãng cập nhật lên bản Android 8.1 mới nhất.
     4. HTC (98 ngày) - Trong 2 năm qua, HTC rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn nhưng hãng vẫn cố gắng cập nhật cho các thiết bị của mình. Từ HTC 10, HTC U Ultra, HTC U11 và U11 Life đều đã được hãng cập nhật lên bản Android 8.1 mới nhất.
    5. Asus (130 ngày) - Các thiết bị như Asus Zenfone 3, Zenfone 4, Zenfone 4 Pro, Zenfone 3 Zoom và Deluxe đều đã được hãng nâng cấp lên bản Android Oreo. Tuy nhiên việc cập nhật này diễn ra không liên tục, thời gian cách biệt khá xa. Đặc biệt với những biến thể như Zoom và Deluxe sẽ nhận được bản cập nhật chậm hơn các thiết bị khác.
     5. Asus (130 ngày) - Các thiết bị như Asus Zenfone 3, Zenfone 4, Zenfone 4 Pro, Zenfone 3 Zoom và Deluxe đều đã được hãng nâng cấp lên bản Android Oreo. Tuy nhiên việc cập nhật này diễn ra không liên tục, thời gian cách biệt khá xa. Đặc biệt với những biến thể như Zoom và Deluxe sẽ nhận được bản cập nhật chậm hơn các thiết bị khác.
    6. Xiaomi (131 ngày) - Xiaomi thường tập trung phát triển nền tảng MIUI của riêng họ và ít khi nâng cấp lên các phiên bản Android mới. Tuy nhiên, hãng cũng đã kịp thời cập nhật cho một danh sách tương đối nhiều các sản phẩm như Mi A1, Mi 6, Redmi Note 5, Redmi Note 5 Pro. Trong vài năm gần đây, Xiaomi đã bắt đầu quan tâm đến việc cập nhật hệ điều hành hơn trước.
     6. Xiaomi (131 ngày) - Xiaomi thường tập trung phát triển nền tảng MIUI của riêng họ và ít khi nâng cấp lên các phiên bản Android mới. Tuy nhiên, hãng cũng đã kịp thời cập nhật cho một danh sách tương đối nhiều các sản phẩm như Mi A1, Mi 6, Redmi Note 5, Redmi Note 5 Pro. Trong vài năm gần đây, Xiaomi đã bắt đầu quan tâm đến việc cập nhật hệ điều hành hơn trước.
    7. Huawei/Honor (163 ngày) - Huawei đã cập nhật cho các thiết bị Mate 9, P10, P10 Plus, Honor 9 và Honor 8 Pro. Giống đối thủ Xiaomi, Huawei cũng cập nhật nhiều thiết bị cùng lúc với phiên bản hệ điều hành EMUI dựa trên Android.
     7. Huawei/Honor (163 ngày) - Huawei đã cập nhật cho các thiết bị Mate 9, P10, P10 Plus, Honor 9 và Honor 8 Pro. Giống đối thủ Xiaomi, Huawei cũng cập nhật nhiều thiết bị cùng lúc với phiên bản hệ điều hành EMUI dựa trên Android.
    8. Lenovo/Motorola (123 ngày) - Lenovo cập nhật Moto Z2 Force lên Android 8.0 vào tháng 12 và Moto X4 lên Android 8.1 Oreo vào tháng 3. Các thiết bị khác hiện vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào. Giống HTC, Lenovo đang rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh. Đồng thời, hãng lại có một danh mục sản phẩm tương đối rộng nên việc cập nhật diễn ra khá chậm.
    8. Lenovo/Motorola (123 ngày) - Lenovo cập nhật Moto Z2 Force lên Android 8.0 vào tháng 12 và Moto X4 lên Android 8.1 Oreo vào tháng 3. Các thiết bị khác hiện vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào. Giống HTC, Lenovo đang rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh. Đồng thời, hãng lại có một danh mục sản phẩm tương đối rộng nên việc cập nhật diễn ra khá chậm. 

    Một số fan Android chuyển qua iPhone vì trải nghiệm tốt hơn

    Theo PCMag, có tới 47% người dùng Android tham gia bài khảo sát cho rằng họ đã chuyển qua nền tảng hệ điều hành iOS vì trải nghiệm tốt hơn.

    Android và iOS là hai hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện nay. Và đôi khi, việc lựa chọn sử dụng thiết bị chạy nền tảng nào cũng khiến không ít người dùng đau đầu.

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới

    Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

    Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

    Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.