Sinh viên Bách khoa biến cây dược liệu thành Trà túi lọc an thần

Sản phẩm khoa học Trà thảo mộc túi lọc Assamica do Nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa TPHCM nghiên cứu đã đạt giải Nhất cuộc thi Bách khoa Innovation 2021.

Sinh vien Bach khoa bien cay duoc lieu thanh Tra tui loc an than
Nhóm nghiên cứu gồm Lâm Hiền Xương, Trần Tường Vy, Phạm Thanh Thảo Nguyên, Nguyễn Long Hoàng, Nguyễn Hoàng Phong. 
Chia sẻ với phóng viên Tri thức & Cuộc sống, bạn Nguyễn Long Hoàng - Trưởng nhóm, vừa tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa) cho biết, trong lần tham quan vùng dược liệu ở tỉnh Lâm Đồng, nhận thấy cây lục lạc lá ổi dài (Assamica) được người dân địa phương nấu nước uống để tăng cường sức khỏe nên Hoàng và Võ Viết Tiến (sinh viên ngành Dược học, trường Đại học Tôn Đức Thắng) đã cùng lập nhóm để nghiên cứu những tinh chất quý giá trong cây này.
Nghiên cứu cho thấy cây có nhiều hoạt chất quý, có tác dụng tốt để an thần, chống oxy hóa, nhóm đã tìm cách tạo bột nguyên liệu khô từ cây lục lạc lá ổi dài.
Sau hàng trăm thử nghiệm, nhóm đã thành công trong việc dùng phương pháp chiết siêu âm có gia nhiệt làm tăng hiệu suất trích ly. Cao chiết được nhóm kết hợp với một số thảo dược thanh mát 100% thiên nhiên để sáng tạo ra các sản phẩm trà.
Sản phẩm được thử nghiệm độ an toàn, tác dụng phụ và hoạt tính an thần tại Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Nhi đồng 2... Kết quả, sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Từ loại dược liệu này có thể sản xuất các loại trà túi lọc, trà latte hay trà lạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Quân - Trưởng Phòng Thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass (Đại học Bách khoa TP HCM), sản phẩm mẫu được chế biến và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký sáng chế sở hữu trí tuệ. Trà có hương vị thơm ngon, dễ pha trộn với các nguyên liệu khác để làm những thức uống hấp dẫn.
TS Võ Thanh Hằng - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp Xanh Bách khoa – BKGI khẳng định, nếu được hỗ trợ, được hướng dẫn, sinh viên có thể biến ý tưởng thành sản phẩm giá trị và các em có thể khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp từ chính những nghiên cứu của mình. Hiện nhóm đã trồng thí điểm thành công 1.000 m2 dược liệu Assamica tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Uống trà xanh đúng cách để cơ thể khỏe hơn. (Nguồn: VTV24)

Dùng nước vừa sôi pha trà: Tưởng tốt... hóa dại!

(Kiến Thức) - Bà Nguyễn Thị Mượn (Bắc Giang) có thói quen đun sôi nước để hãm chè xanh, trà khô. Vì bà cho rằng, nước vừa đun sôi sẽ giúp trà được thơm ngon và ra nhiều chất.

Bà Nguyễn Thị Mượn (Bắc Giang) có thói quen đun sôi nước để hãm chè xanh, trà khô. Vì bà cho rằng, nước vừa đun sôi sẽ giúp trà được thơm ngon và ra nhiều chất.
 

Nguồn gốc gây sốc của phát minh trà túi lọc

(Kiến Thức) - Trà là thức uống từ những năm 2000 trước Công nguyên, nhưng trà túi lọc mãi đến năm 1904 mới ra đời nhờ một phát minh hết sức tình cờ. 

Trà đã trở thành thức uống từ những năm 2000 trước Công nguyên, nhưng trà túi lọc mãi đến năm 1904 mới ra đời nhờ một phát minh hết sức tình cờ. Khi đó, thương gia Thomas Sullivan đã bọc mẫu lá trà trong túi lụa và gửi chúng cho khách hàng tiềm năng. Vài người trong số đó đã nhúng các túi lụa có bọc lá trà trực tiếp vào nước sôi và nhận ra cách thưởng thức trà mới lạ. Dần dần các túi lụa nhường chỗ cho túi gạc và cuối cùng là giấy lọc.
Nguon goc gay soc cua phat minh tra tui loc
 
Trà túi lọc gồm hai thành phần chính là lá trà đã qua chế biến và túi giấy lọc. Ngọn và búp lá được hái bằng tay từ trên cây, sau đó trải qua một số quy trình bao gồm làm héo, cán, sấy, cắt và pha trộn. Cường độ và thời gian của mỗi quá trình này sẽ khác nhau tùy theo từng loại trà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.