Sinh vật bị "phong ấn" 478 triệu năm- thủy tổ loài chân đốt

Một phiến đá cổ ở Morocco đã bảo tồn nguyên vẹn sinh vật có thể là tổ tiên của nhóm động vật chân đốt rất phổ biến ngày nay như: nhện, bọ cạp, cua móng ngựa...

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Lorenzo Lustri từ Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã truy tìm sinh vật tổ tiên của nhóm động vật chân đốt rất phổ biến ngày nay như: nhện, bọ cạp, cua móng ngựa...
Sinh vat bi
 Chân dung sinh vật là tổ tiên của nhiều động vật chân đốt hiện đại - Ảnh: NATURE COMMUNICATIONS
 Bọ cạp, nhện và cua móng ngựa hiện nay thuộc về dòng dõi động vật chân đốt rộng lớn, xuất hiện trên Trái Đất gần 540 triệu năm trước, tức đầu kỷ Cambri.
“Chính xác hơn, chúng thuộc về một phân ngành gồm các sinh vật có càng được sử dụng đặc biệt để cắn, tóm lấy con mồi hoặc tiêm nọc độc, gọi là chelicerae. Nhưng tổ tiên của nhóm đặc biệt này là gì?” - TS Lustri đặt vấn đề.
Câu hỏi này đã khiến các nhà cổ sinh vật học bối rối kể từ khi nghiên cứu về hóa thạch cổ đại bắt đầu.
Rất nhiều sinh vật dị hình của kỷ Cambri hay kỷ Ordovic tiếp sau đó đã được tìm thấy, nhưng trước đây chưa có sinh vật nào có đủ điểm tương đồng với các loài hiện đại nói trên để có thể coi là tổ tiên của các động vật này.
Nhón của TS Lustri đã "bắt được vàng" khi tìm ra câu trả lời trong một phiến đá cổ ở Morocco.
Được đặt tên là Setapedites abundantis, loài mới chính là sinh vật nằm ở bước tiến hóa trung gian giữa các sơ khai hơn kỷ Cambri với động vật chân đốt.
Sinh vật này chỉ dài 0,5-1cm, bơi trong vùng biển kỷ Ordovic 478 triệu năm về trước.
Các đặc điểm giải phẫu của nó đã cung cấp chi tiết về các bước tiến hóa đầu tiên để hình thành nên một nhóm sinh vật riêng biệt gọi là động vật chân đốt.
Vì vậy, có thể nói nó chính là vị thủy tổ mất tích của nhện, bọ cạp, của móng ngựa... thời hiện đại.
Sinh vat bi

Setapedites abundantis trong vùng biển kỷ Ordovic - Ảnh đồ họa: NATURE COMMUNICATIONS

Kỷ Cambri và sau đó là kỷ Ordovic là những giai đoạn chứng kiến sự tiến hóa nhảy vọt của động vật Trái Đất ở các vùng đại dương.

Tuy hầu hết lớp sinh vật này đã xóa sổ các đại tuyệt chủng, nhưng con cháu của chúng - với các kiểu tiến hóa hoàn toàn khác biệt - chính là nền tảng của động vật ngày nay.

Tìm ra thủy tổ sơ khai muôn loài, sống được ở nơi chết chóc nhất

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các sinh vật thuỷ tổ của Trái đất sơ khai, sinh sống trong môi trường có lượng tia UV phải nhận gấp 10 lần môi trường hiện nay.

Tim ra thuy to so khai muon loai, song duoc o noi chet choc nhat
 Nhóm nghiên cứu từ Đại học Leeds dẫn đầu là tiến sĩ Gregory Cooke cho biết, sau khi lập mô phỏng máy tính về Trái Đất sơ khai suốt 2,4 tỉ năm qua, hành tinh của chúng ta từng là một thế giới khắc nghiệt.

Bí ẩn lăng mộ quyền lực nhất Trung Quốc: Không ai mạo phạm!

Hiên Viên Hoàng Đế được người dân Trung Quốc coi là Thủy tổ dân tộc, lăng mộ của ông cũng là nơi quyền lực nhất không ai dám mạo phạm suốt hàng ngàn năm.

Bi an lang mo quyen luc nhat Trung Quoc: Khong ai mao pham!
 Hoàng Đế (2717 TCN - 2599 TCN) hay Hiên Viên Hoàng Đế là một vị đế vương trong thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế (9684 TCN - 2015 TCN). Ông được suy tôn là "Thủy tổ dân tộc Trung Hoa". Vị đế vương Trung Quốc này được xem là người đứng đầu trong Ngũ Đế thời viễn cổ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.