Sản phụ tử vong ở BV Việt Pháp: Viện tư chuyên môn “kèo dưới” viện công?

(Kiến Thức) - Liên quan tới vụ việc sản phụ tử vong ở Bệnh viện Việt Pháp gần đây, dư luận dấy lên nhiều ý kiến cho rằng các bệnh viện tư chỉ có dịch vụ tốt chứ chuyên môn và cách xử lý sự cố y khoa thì không thể bằng viện công.

Trước thông tin sản phụ tử vong ở Bệnh viện Việt Pháp, ngày 5/11, Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện này xác minh, báo cáo thông tin và yêu cầu lập Hội đồng chuyên môn theo quy định để đánh giá toàn bộ về sự cố y khoa khiến sản phụ tử vong trên.
Theo phía bệnh viện, nguyên nhân ban đầu khiến sản phụ tử vong là do mất máu quá nhiều, sau ba ngày điều trị, bệnh nhân đã suy đa tạng và không qua khỏi.
San phu tu vong o BV Viet Phap: Vien tu chuyen mon “keo duoi” vien cong?
Ảnh minh họa.
Liên quan tới vụ việc này, dư luận cho rằng Bệnh viện Việt Pháp vốn là viện tư nên kinh nghiệm xử lý tai biến sản khoa không thể bằng các viện chuyên sản của Trung ương. Điều này có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc như trường hợp của sản phụ xấu số trên.
Hiện nay, do lo ngại tình trạng quá tải ở các bệnh viện công, nhiều sản phụ lựa chọn dịch vụ thăm khám thai kỳ và sinh tại các bệnh viện tư nhân với mức chi phí khá cao. Tuy nhiên khi xảy ra tai biến y khoa, hầu hết mọi người đều có niềm tin vào chuyên môn và khả năng xử lý sự cố của các bác sĩ ở bệnh viện công hay bệnh viện chuyên khoa hơn cả.
Cụ thể, chị Lan Hoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Chửa đẻ là cửa mả. Tốt nhất, khi sinh đẻ cứ chọn bệnh viện chuyên khoa Phụ Sản mà sinh. Các bệnh viện tư bây giờ chỉ được dịch vụ chăm sóc, ăn ở tốt nhưng chuyên môn thì thua xa các bác sĩ ở bệnh viện công”.
Đồng quan điểm, anh Quốc Bình ở Hải Dương cho hay: “Nếu chỉ đẻ thường dễ đẻ mà có nhiều tiền muốn được dịch vụ ăn ở tốt thì vào BV tư nhân, chứ kinh nghiệm và xử lý sự cố thì không bằng bệnh viện công”.

Mời độc giả theo dõi video "Kết hôn không sinh con: Có ích kỉ trong cuộc sống hiện đại?". Nguồn: VTV TSTC.

Trước vụ việc sản phụ tử vong ở BV Việt Pháp, bà Trần Thanh Mai (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đưa ra lời khuyên rằng: “Tùy vào nơi sống, tình trạng sức khỏe mà các mẹ bầu nên lựa chọn nơi sinh phù hợp với mình. Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh lý như: huyết áp cao, tiểu đường, bệnh lý di truyền hay gặp các vấn đề về sức khỏe nên ưu tiên lựa chọn các bệnh viện chuyên về sinh sản hơn như: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Trung ương. Hầu hết mọi người đều lựa chọn đăng ký sinh tại bệnh viện công có đội ngũ bác sĩ tốt và mức chi phí không quá lớn. Còn các bệnh viện tư nhân chỉ đáp ứng được nhu cầu dịch vụ tốt mà thôi”.
Còn bạn Lan Anh (ở Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm rằng: "Việc lựa chọn sinh đẻ ở Bệnh viện công hay tư còn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của từng mẹ. Miễn sao các mẹ cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào trình độ của bác sĩ hộ sinh cho mình". 
Trước đó, thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng, thai phụ .Q.P., 24 tuổi ở Hà Nội đã sử dụng dịch vụ "thai sản và sinh trọn gói" của Bệnh viện Việt Pháp với nội dung đồng hành với mẹ và bé cho thai kì trọn vẹn.
Thai phụ N.Q.P., 24 tuổi ở Hà Nội nhập viện tại Bệnh viện Việt Pháp để sinh thường từ ngày 1/11.
Trưa ngày 2/11, chị P. sinh thường con gái nặng 3,7 kg. Không may sau khi sinh sản phụ bị băng huyết, dù được phẫu thuật và cấp cứu tích cực nhưng đã không qua khỏi, tử vong vào chiều 4/11.
Tối cùng ngày, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin sản phụ P. bị băng huyết nhưng y bác sĩ không biết, 5 tiếng sau mới phát hiện ra khi đã hôn mê và cho rằng nguyên nhân sản phụ tử vong là do bệnh viện tắc trách.

Bình Định báo cáo vụ sản phụ sinh mổ chết bất thường, công an vào cuộc

(Kiến Thức) - Liên quan đến sự việc sản phụ chết bất thường khi sinh mổ tại TTYT huyện Tây Sơn, ngày 19/7, Sở Y tế Bình Định đã báo cáo nhanh về quá trình tiếp nhận, theo dõi, chăm sóc, xử trí liên quan.

Ngày 19/7, Sở Y tế tỉnh Bình Định đã có báo cáo nhanh về trường hợp của sản phụ Võ Thị Bích L. (26 tuổi, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) chết bất thường khi sinh mổ tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tây Sơn.

Đà Nẵng tạm dừng sử dụng thuốc gây tê nghi dẫn đến 2 sản phụ tử vong

(Kiến Thức) - Sở Y tế TP Đà Nẵng vừa cho tạm dừng sử dụng loại thuốc gây tê nghi vấn liên quan đến vụ 2 sản phụ tử vong và 1 người nguy kịch khi sinh mổ tại Bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng.

Sở Y tế TP Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tạm dừng sử dụng loại thuốc gây tê nghi ngờ có liên quan vụ 2 sản phụ tử vong, 1 người nguy kịch khi sinh mổ tại Bệnh viện Phụ Nữ thành phố. Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, đây là loại thuốc do Ba Lan sản xuất, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPCI – Chi nhánh Đà Nẵng là nhà cung ứng.
Cụ thể, loại thuốc gây tê liên quan đến vụ 2 sản phụ tử vong và 1 sản phạu khác nguy kịch được Bệnh viện Phụ Nữ sử dụng là thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.