Sai lầm chết người khi ăn rau dền bạn phải bỏ ngay

Bạn phải bỏ ngay sai lầm dưới đây khi ăn rau dền nếu không muốn đi viện.

Theo Sức khỏe & đời sống, trong y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
Sai lam chet nguoi khi an rau den ban phai bo ngay
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. 
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Rau đền có công dụng rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần thận trọng khi ăn nếu không muốn bị độc tố.
Những lưu ý khi ăn rau dền
Người có cơ thể tính hàn, phụ nữ có thai hư hàn không ăn rau dền: Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.
Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận: Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.
Không ăn thịt ba ba với rau dền: Đặc biệt, không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
Hâm đi hâm lại nhiều lần: Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.

Canh rau dền nấu tôm ngọt mát cho ngày nắng

(Kiến Thức) - Canh rau dền nấu tôm không chỉ dễ làm, có vị ngọt mát dễ ăn mà còn giúp giải nhiệt, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Canh rau den nau tom ngot mat cho ngay nang
 Để chế biến món canh rau dền nấu tôm cần chuẩn bị 300g rau dền, 150g tôm sú, gia vị, hành, mùi. Ảnh: suckhoethoidai
Canh rau den nau tom ngot mat cho ngay nang-Hinh-2
 Rau dền nhặt bỏ lá sâu, cọng già, rửa qua nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước. Hành lá và rau mùi cắt gốc, nhặt bỏ lá úa, rửa sạch và thái nhỏ. Ảnh: cpcdn
Canh rau den nau tom ngot mat cho ngay nang-Hinh-3
Tôm bỏ đầu, rút chỉ đen sống lưng, rửa sạch rồi ướp với gia vị, mắm, tiêu cho ngấm. Ảnh: tinmoi 
Canh rau den nau tom ngot mat cho ngay nang-Hinh-4
Bắc nồi lên bếp đun nóng dầu ăn và cho hành băm vào phi thơm. Kế đến cho tôm vào xào. Khi tôm chuyển màu thì cho vào một bát tô nước lọc. Ảnh: youtube 
Canh rau den nau tom ngot mat cho ngay nang-Hinh-5
Nước sôi thì thả rau dền vào. Canh sôi lại khoảng 5-7 phút thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Thêm hành lá, rau mùi lên trên cho thơm. Ảnh: photobucket 
Canh rau den nau tom ngot mat cho ngay nang-Hinh-6
Món canh rau dền nấu tôm thích hợp trong những bữa cơm trưa mùa hè. Vị ngọt thanh mát của món canh như giúp xua đi cái nắng oi ả mùa hè. Ảnh: laodong 

Đi tìm sự thật ăn rau dền bị cháy đen mặt

Thông tin một phụ nữ Trung Quốc bị hoại tử mặt, tay, chân vì nguyên nhân được cho là ăn rau dền để qua đêm lan truyền trên facebook những ngày qua.

Theo thông tin được lan truyền trên các trang mạng, người phụ nữ Trung Quốc được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng mặt, cổ và các bộ phận để hở bên ngoài đều nhuốm một màu đen như than.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.