Chiều 20/8, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện sách giáo khoa và đồ dùng học tập”.
Các trường tự chọn sách giáo khoa; bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS; không đào tạo từ xa ngành sư phạm, sức khoẻ...là những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024.
Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án tổ chức biên soạn một bộ SGK theo quy định trong năm 2025.
"Phụ huynh nói vui mỗi năm đến trường lại man mác buồn, vì mua SGK không có, hay sách tăng giá", đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến chất vấn với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện tại, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên. Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.
Ý kiến của ĐB Nguyễn Duy Thanh về việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn SGK là không phù hợp, dễ quay lại tình trạng độc quyền, đi ngược xu hướng quốc tế đã nhận được nhiều tranh luận.
Sau 3 năm giao quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cho các tỉnh, thành phố vấp nhiều ý kiến trái chiều, Bộ GD&ĐT vừa có Dự thảo trong đó có nội dung trả lại quyền chọn sách cho các nhà trường, giáo viên.
Bộ GD&ĐT khẳng định, một số nội dung được cho là ngữ liệu trong SGK hiện hành như: Giã gạo thổi cơm, Bạn An dũng cảm... là hoàn toàn sai sự thật, đề nghị xử lý nghiêm.
Nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh sách giáo khoa vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023. Công bố cho thấy, lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm của ngành này đi ngang so với cùng kì năm ngoái.
Bộ GD-ĐT mới đây đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải nội dung xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa.
Với sự sáng tạo và khả năng hội họa, một số bạn học sinh ở Trung Quốc đã “thay áo mới” cho trang sách giáo khoa Ngữ Văn bằng các bức tranh minh họa bắt mắt, giúp việc học trở nên thú vị hơn.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm sách giáo khoa kịp thời cho năm học 2023 - 2024, Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn, xử lý "tín dụng đen"...và nhiều chỉ đạo, điều hành trong tháng 8/2023.
TS Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu quay trở lại một chương trình một bộ sách giáo khoa duy nhất sẽ khiến giáo dục tiếp tục luẩn quẩn trong “vòng kim cô”, có nguy cơ "đẽo cày giữa đường"..
Chiết khấu SGK 29%, sách bài tập 35% là quá cao. Có nghi vấn mức chiết khấu bao gồm cả phí tiêu cực… ”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đặt vấn đề.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước và khắc phục những hạn chế nêu tại Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.
Cho rằng, chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi, vậy có cần một bộ SGK của Nhà nước hay không?